Thuở đi học, tôi nghe và tin rằng Xuân Sanh (quê gốc ở Dinh Mười, xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) là nhà thơ theo hướng ấn tượng, tượng trưng, mà thể hiện rõ rệt nhất là bài thơ Đường xuân, trong đó có những câu:
Lẵng xuân
Bờ giũ trái xuân sa
Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà
Nhài đàn rót nguyệt vú đôi thơm
Tỳ bà sương cũ đựng rừng xa...
Ruchung tôi lại nghe một cao nhân nói, thơ Xuân Sanh không phải lúc nào cũng quá khó hiểu, tỉ như ở câu: đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà thì đáy đĩa, đơn giản chỉ là đáy của chiếc đĩa. Tuy nhiên, tại đây, địa điểm cụ thể và nhỏ bé nhường kia vẫn lưu dấu được những bước đi đều đặn của mùa với những nhịp hải hà vũ trụ chỉ bằng những đĩa trái cây ( trên mâm cúng chẳng hạn), mùa nào thức nấy.
Không là chiếc đĩa, ao sen nhỏ này cũng mẫn cảm thích ứng với nhịp điệu của mùa, dẫu đó mới chỉ là thiên sứ của Mùa đông
Khi mùa hoàn tất chuyến tuần du vĩnh cửu của mình thì sự tĩnh lặng cuối cùng này cũng hoàn toàn biến mất trên ao, nhường chỗ cho những sinh thể khác chứng minh sự hợp lý của mình.
Tuy nhiên, đừng cáo buộc Mùa đông, bởi thành - trụ - hoại - không của ao sen này là do nhịp hải hà của vũ trụ chi phối. Một bông sen, một ao sen, một mùa sen có thể hoại, nhưng những mùa sen nối nhau thì vĩnh cửu, lạ thay, cũng đúng nhịp hải hà. Đó là những mùa sen bất tận trốn tìm của quê hương Ruchung tôi.
Làm quen vì thấy:
Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà/ Nhài đàn rót nguyệt..
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.
Tìm đâu cho thấy cố nhân?
Lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương.