Em
có cảm nhận khác về 2 chiếc lá. Nó dường như là một sức sống mãnh liệt
tiềm ẩn. Chúng vẫn còn cố gắng bám trụ lại trên cây dù bị sâu đục, gió
đập đến... te tua và màu xanh đã chuyển sang đỏ thẫm. Cùng nhau chịu
đựng gió sương để tồn tại thì có cái gì đó còn hơn cả uyên ương. (Mỗi
tội em chả biết nó là cái gì. Hic hic)
Không
hiểu cái tứ uyên ương đến với ruchung khi đối diện với hai ngọn lá vàng
hay khi đã về nhà rồi chợt nhớ ra. Trường hợp nào thì cũng phải nhận
rằng bạn có cái nhìn vừa nghệ sĩ vừa nhân văn. Hai ngọn lá thủy chung
với nhau từ khi mới nhú ra cho đến ngày vàng úa để rồi một ngày kia trả
nợ đất trời cùng sang một kiếp khác. Gõ đến đây tôi chợt nhớ mấy câu thơ
của Xuân Diệu
Tôi đã yêu từ khi chưa có tuổi Lúc chưa sinh vơ vẩn giữa luân hồi Tôi đã yêu khi đã hết tuổi rồi Không xương xóc chỉ huyền hồ bóng dáng Kẻ đa tình đâu cần đủ thịt da Khi chết rồi tôi sẽ yêu ma
Đôi uyên ương lá vàng kia cũng đa tình lắm chứ sao
Xem ảnh bỗng thấy thiên nhiên đất trời, con người đều mang hơi ấm tình yêu..CHùm ảnh thật sinh động đáng yêu. Ngay
trong nội một tế bào của cơ thể cũng luôn có ái điện tử âm và dương nên
chúng chết đi và sinh ra hàng ngày....Ta chính là tình yêu tác giả hỉ!
Ngắm
những bức ảnh rất đẹp; Lời bình “tinh tế, nhạy cảm” của người đẹp Thu
Thuỷ; Lời bình thâm nho của bác Buluk, và bức ảnh: một người trèo cây
tay với trời (càn), một người đứng dưới chân đạp đất (khôn) trông cũng
rất uyên ương; Vậy có thơ rằng:
Khắp nơi đều có uyên ương, Chẳng cần đối lập âm dương làm gì, Hai lá rụng tưởng vứt đi, Bác Ru xếp lại tức thì uyên ương.
Ông bạn Bu ngoài Hà Nội gọi vào hỏi: - Ông xem uyên ương của ruchung chưa - Xem hai lần rồi - Ông thấy thế nào - Một cách nhìn ấm áp, dễ thương - Có vẽ như đồng tính luyến ái ông ạ
Tôi hiểu ông này cho rằng uyên là con chim đực, uyên là con chim cái,
hai con chim này bơi trong hồ ao không bao giờ rời nhau, nó tượng
trưng cho sự thủy chung trong tình yêu vợ chồng. Uyên ương của ruchung
đôi khi chỉ là hai bông hoa, hai cái rớ giàn, hai chiếc thuyền thúng,
hai giọt sương... không có cái nào đực cái nào cái trong từng cặp ấy
cả. Bu trả lời ông bạn Hà Nội: - Tôi hỏi ông, khối đá trên bờ biển
đâu có là phụ nữ mà người ta gọi là Hòn vọng phu. Đá cứng thuộc dương,
nhưng dân gian vẫn cho rằng khối đá tượng trưng cho âm là người vợ .
Hai thân cây cùng một giống trong chậu Bonsai có tên “Phu phụ chi đạo”,
vậy cây nào là chồng, cây nào là vợ. Uyên ương của ruchung chỉ là
một cảm nhận thẩm mĩ có tính cách biểu tượng chứ không phải là lời
giải thích khái niệm uyên ương theo nghĩa từ điển. - Hihihi, ta tạm dừng ở đây, tôi sẽ gặp lại ông rồi hạ hồi phân giải nhé. Không hiểu ông bạn Bu còn lí lẽ thêm những gì nữa đây, hehehe
Tôi đã yêu từ khi chưa có tuổi
Lúc chưa sinh vơ vẩn giữa luân hồi
Tôi đã yêu khi đã hết tuổi rồi
Không xương xóc chỉ huyền hồ bóng dáng
Kẻ đa tình đâu cần đủ thịt da
Khi chết rồi tôi sẽ yêu ma
Đôi uyên ương lá vàng kia cũng đa tình lắm chứ sao
cám ơn Ruchung rất nhiều vì những ''khám phá'' này nhé
chúc vui
Tuy hai mà một duyên hoài ngàn năm.
Ngay trong nội một tế bào của cơ thể cũng luôn có ái điện tử âm và dương nên chúng chết đi và sinh ra hàng ngày....Ta chính là tình yêu tác giả hỉ!
Khắp nơi đều có uyên ương,
Chẳng cần đối lập âm dương làm gì,
Hai lá rụng tưởng vứt đi,
Bác Ru xếp lại tức thì uyên ương.
- Ông xem uyên ương của ruchung chưa
- Xem hai lần rồi
- Ông thấy thế nào
- Một cách nhìn ấm áp, dễ thương
- Có vẽ như đồng tính luyến ái ông ạ
Tôi hiểu ông này cho rằng uyên là con chim đực, uyên là con chim cái, hai con chim này bơi trong hồ ao không bao giờ rời nhau, nó tượng trưng cho sự thủy chung trong tình yêu vợ chồng. Uyên ương của ruchung đôi khi chỉ là hai bông hoa, hai cái rớ giàn, hai chiếc thuyền thúng, hai giọt sương... không có cái nào đực cái nào cái trong từng cặp ấy cả. Bu trả lời ông bạn Hà Nội:
- Tôi hỏi ông, khối đá trên bờ biển đâu có là phụ nữ mà người ta gọi là Hòn vọng phu. Đá cứng thuộc dương, nhưng dân gian vẫn cho rằng khối đá tượng trưng cho âm là người vợ . Hai thân cây cùng một giống trong chậu Bonsai có tên “Phu phụ chi đạo”, vậy cây nào là chồng, cây nào là vợ. Uyên ương của ruchung chỉ là một cảm nhận thẩm mĩ có tính cách biểu tượng chứ không phải là lời giải thích khái niệm uyên ương theo nghĩa từ điển.
- Hihihi, ta tạm dừng ở đây, tôi sẽ gặp lại ông rồi hạ hồi phân giải nhé.
Không hiểu ông bạn Bu còn lí lẽ thêm những gì nữa đây, hehehe