Bức ảnh trên là một trong những bức Ruchung tôi lựa chon làm Ảnh hiển thị cho Blog ĐẾN TỪ ÁNH SÁNG của mình và đặt tên QUAY ĐẦU LÀ BỜ. Hồi đầu thị ngạn - Quay đầu là bờ được rút ra từ câu:
Khổ hải mang mang,
Hồi đầu thị ngạn
(Biển khổ mang mang,
Quay đầu là bờ.)
Đạo Phật có một mục đích bao trùm là phát hiện và hướng tới cái Tâm chân thật của mình, thường gọi là chân tâm (真心), xả bỏ cái hư tâm / vọng tâm (妄心) với bao nghĩ ngợi lan man xằng bậy, phiền não, xấu xa, sân giận...
Theo đạo Phật, con người là một hợp chất do 4 yếu tố vật chất (đất, nước, gió, lửa) cộng với tâm thức hợp lại mà thành hình, và tồn tại trong một khoảng thời gian hữu hạn. Tuy nhiên, khi thân xác tan rã, thân cát bụi trở về cát bụi, thì tâm thức đi đầu thai kiếp khác, an vui hay khổ sở do một nghiệp lực dẫn dắt, tùy thuộc vào sự tu luyện của bản thân và cả kiếp trước quy định ( Cha ăn mặn, con khát nước...)
Chân tâm, ví như mặt trời Phật chiếu sáng khắp nơi, tồn tại khắp nơi, ngay trong mỗi người, cùng với hư tâm /vọng tâm, thậm chí có lúc bị hư tâm /vọng tâm che lấp, lấn át. Tuy vậy chân tâm vẫn hoàn toàn thanh tịnh, sáng suốt, vẫn "chiếu vô cùng". Theo nhà phật, đạt tới được chân tâm là rất khó khăn, không thể trong một sớm một chiều, nhưng nếu người tu hành không ngừng phấn đấu , kiên trì quay vào bên trong mình mà tìm kiếm, mà chế ngự hư tâm /vọng tâm, thì chắc chắn sẽ cầm thấy được chân tâm. Quay đầu lại, hướng nội thì bờ ở ngay đằng sau lưng mình, trong tâm mình vậy!
Đến đây Ruchung tôi chợt nhớ lại chuyên luận Giải mã truyện Tây du của tác giả Lê Anh Dũng, mà ở đó, ông cho rằng cuộc Tây du, với bao gian nguy, khổ ải của thầy trò Đường Tăng tới Tà nguyệt tam tinh động, thực chất là cuộc hành trình đi về phía cái Tâm của mình (Quay đầu là bờ). Theo tác giả, không có một cái hang động thực mang tên Tà nguyệt tam tinh nào trên đời này cả; mà Tà nguyệt tam tinh, nếu chiết tự ra , gồm cóTà nguyệt: một vầng trăng bị che khuất, còn lại như một nét móc, và Tam tinh: ba ngôi sao, ba chấm. Đó đích thị là cách chiết tự chữ Tâm ( 心 ) của Hán tự khải thư rồi. Hoá ra hành trình Tây Thiên thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng là hành trình hướng nội, hồi đầu thị ngạn, trở vào Tâm mà tu thiền đắc đạo thành Phật.
Đó là truy nguyên câu hồi đầu thị ngạn của Đức Phật. Còn một câu nói khác mà người đời vẫn dùng để "phản biện": tiến thẳng về phía khơi xa cũng sẽ là bờ, thì đạo Phật cũng đã từng đề cập đến: Đáo bỉ ngạn. Bỉ ngạn là bờ bên kia. Đáo bỉ ngạn là đến bờ bên kia, tức là bờ bến an vui giải thoát, không còn bị các dục vọng, phiền não chi phối nữa, Theo giáo lý nhà Phật, con người trần thế sống trong cõi đời sinh tử chi phối, nên chìm đắm trong dục, sắc và phải chờ con thuyền giải thoát đưa qua bên kia bờ an lạc, bằng sự khổ luyện tu hành. Hồi đầu thị ngạn và Đáo bỉ ngạn, về logic hình thức là đối lập nhau, nhưng lạ thay lại cùng hướng đến một bờ an lạc!. Như vậy, thực chất phải chăng bờ bên kia cũng là bờ bên này? Hồi đầu thị ngạn cũng là Đáo bỉ ngạn, bởi Phật tại tâm? Khác chăng là vị trí xuất phát và đường đi mà thôi. Đó có thể là dòng sông một bờ chân tâm (真心) của nhà phật chăng?
Trở lại chú thích bức ảnh tâm đắc của mình, Ruchung tôi hướng tới khía cạnh xã hội học - ngôn ngữ, hướng tới đời sống, sử dụng nghĩa phái sinh của khái niệm quay đầu là bờ của nhà phật để bổ sung một thông tin rất cụ thể mà có thể bức ảnh đang thiếu mà thôi. Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, hoặc tu từ để viết lách, sáng tác ngày nay, người đời từ lâu đã mượn tổ hợp từ đặc biệt quay đầu là bờ này làm thành ngữ để biểu thị một khái niệm cụ thể : khoan dung, tha thứ, ân hận, tùy văn cảnh một cách bóng bẩy. Chẳng hạn: “Họ là “vua” bãi vàng , là “trùm” gỗ lậu, là gã đàn anh trong giới dao búa... Rồi một ngày, họ quyết định “rửa tay, gác kiếm”. Con đường về với đời thường thật gian nan, nhưng họ vẫn quyết tâm vì quay đầu lại là bến bờ. “ (Bài Dừng bước giang hồ, tác giả Vũ Bình, Báo Tuổi trẻ online ngày 23/2/2007). Trong trường hợp cụ thể này, chỉ có một con đường duy nhất là quay đầu lại với cộng đồng, quay đầu hướng thiện, quay đầu ăn năn hối cải mới mong tìm được an bình trong tâm mà thôi.
Đó âu cũng là một tình huống “ứng dụng” ngôn ngữ, “ứng dụng” triết lý nhà Phật một cách sống động và hiệu quả vào giao tiếp, vào ứng xử giữa cõi Ta Bà này!
Khổ hải mang mang,
Hồi đầu thị ngạn
(Biển khổ mang mang,
Quay đầu là bờ.)
Đạo Phật có một mục đích bao trùm là phát hiện và hướng tới cái Tâm chân thật của mình, thường gọi là chân tâm (真心), xả bỏ cái hư tâm / vọng tâm (妄心) với bao nghĩ ngợi lan man xằng bậy, phiền não, xấu xa, sân giận...
Theo đạo Phật, con người là một hợp chất do 4 yếu tố vật chất (đất, nước, gió, lửa) cộng với tâm thức hợp lại mà thành hình, và tồn tại trong một khoảng thời gian hữu hạn. Tuy nhiên, khi thân xác tan rã, thân cát bụi trở về cát bụi, thì tâm thức đi đầu thai kiếp khác, an vui hay khổ sở do một nghiệp lực dẫn dắt, tùy thuộc vào sự tu luyện của bản thân và cả kiếp trước quy định ( Cha ăn mặn, con khát nước...)
Chân tâm, ví như mặt trời Phật chiếu sáng khắp nơi, tồn tại khắp nơi, ngay trong mỗi người, cùng với hư tâm /vọng tâm, thậm chí có lúc bị hư tâm /vọng tâm che lấp, lấn át. Tuy vậy chân tâm vẫn hoàn toàn thanh tịnh, sáng suốt, vẫn "chiếu vô cùng". Theo nhà phật, đạt tới được chân tâm là rất khó khăn, không thể trong một sớm một chiều, nhưng nếu người tu hành không ngừng phấn đấu , kiên trì quay vào bên trong mình mà tìm kiếm, mà chế ngự hư tâm /vọng tâm, thì chắc chắn sẽ cầm thấy được chân tâm. Quay đầu lại, hướng nội thì bờ ở ngay đằng sau lưng mình, trong tâm mình vậy!
Đến đây Ruchung tôi chợt nhớ lại chuyên luận Giải mã truyện Tây du của tác giả Lê Anh Dũng, mà ở đó, ông cho rằng cuộc Tây du, với bao gian nguy, khổ ải của thầy trò Đường Tăng tới Tà nguyệt tam tinh động, thực chất là cuộc hành trình đi về phía cái Tâm của mình (Quay đầu là bờ). Theo tác giả, không có một cái hang động thực mang tên Tà nguyệt tam tinh nào trên đời này cả; mà Tà nguyệt tam tinh, nếu chiết tự ra , gồm cóTà nguyệt: một vầng trăng bị che khuất, còn lại như một nét móc, và Tam tinh: ba ngôi sao, ba chấm. Đó đích thị là cách chiết tự chữ Tâm ( 心 ) của Hán tự khải thư rồi. Hoá ra hành trình Tây Thiên thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng là hành trình hướng nội, hồi đầu thị ngạn, trở vào Tâm mà tu thiền đắc đạo thành Phật.
Tà nguyệt Tam tinh động (chữ Tâm)
Hành giả tìm tâm (tranh Giới Tử Viên)
(Tranh từ net)
Đó là truy nguyên câu hồi đầu thị ngạn của Đức Phật. Còn một câu nói khác mà người đời vẫn dùng để "phản biện": tiến thẳng về phía khơi xa cũng sẽ là bờ, thì đạo Phật cũng đã từng đề cập đến: Đáo bỉ ngạn. Bỉ ngạn là bờ bên kia. Đáo bỉ ngạn là đến bờ bên kia, tức là bờ bến an vui giải thoát, không còn bị các dục vọng, phiền não chi phối nữa, Theo giáo lý nhà Phật, con người trần thế sống trong cõi đời sinh tử chi phối, nên chìm đắm trong dục, sắc và phải chờ con thuyền giải thoát đưa qua bên kia bờ an lạc, bằng sự khổ luyện tu hành. Hồi đầu thị ngạn và Đáo bỉ ngạn, về logic hình thức là đối lập nhau, nhưng lạ thay lại cùng hướng đến một bờ an lạc!. Như vậy, thực chất phải chăng bờ bên kia cũng là bờ bên này? Hồi đầu thị ngạn cũng là Đáo bỉ ngạn, bởi Phật tại tâm? Khác chăng là vị trí xuất phát và đường đi mà thôi. Đó có thể là dòng sông một bờ chân tâm (真心) của nhà phật chăng?
Trở lại chú thích bức ảnh tâm đắc của mình, Ruchung tôi hướng tới khía cạnh xã hội học - ngôn ngữ, hướng tới đời sống, sử dụng nghĩa phái sinh của khái niệm quay đầu là bờ của nhà phật để bổ sung một thông tin rất cụ thể mà có thể bức ảnh đang thiếu mà thôi. Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, hoặc tu từ để viết lách, sáng tác ngày nay, người đời từ lâu đã mượn tổ hợp từ đặc biệt quay đầu là bờ này làm thành ngữ để biểu thị một khái niệm cụ thể : khoan dung, tha thứ, ân hận, tùy văn cảnh một cách bóng bẩy. Chẳng hạn: “Họ là “vua” bãi vàng , là “trùm” gỗ lậu, là gã đàn anh trong giới dao búa... Rồi một ngày, họ quyết định “rửa tay, gác kiếm”. Con đường về với đời thường thật gian nan, nhưng họ vẫn quyết tâm vì quay đầu lại là bến bờ. “ (Bài Dừng bước giang hồ, tác giả Vũ Bình, Báo Tuổi trẻ online ngày 23/2/2007). Trong trường hợp cụ thể này, chỉ có một con đường duy nhất là quay đầu lại với cộng đồng, quay đầu hướng thiện, quay đầu ăn năn hối cải mới mong tìm được an bình trong tâm mà thôi.
Đó âu cũng là một tình huống “ứng dụng” ngôn ngữ, “ứng dụng” triết lý nhà Phật một cách sống động và hiệu quả vào giao tiếp, vào ứng xử giữa cõi Ta Bà này!
Nhìn cõi Ta Bà
Tĩnh tâm khất thực.
.... chỉ có môt con đường duy nhât là quay đâu lai với công đồng, quay đầu hướng thiên, quay đầu ăn năn hối cải mới mong tìm được an bình trong tâm mà thôi....Rất cám ơn bạn...
Chúc bác luôn vui và hạnh phúc