Bức thư pháp chữ MAI với bộ Mộc bên trái để chỉ Cây Mai / Hoa Mai, viết theo lối "thảo", thủ bút của nhà thư pháp trẻ HẢI TRUNG tặng được treo trang trọng ở nhà Ruchung tôi từ hơn chục năm nay. Dòng chữ nhỏ bên phải: " Nhất sinh đê thủ bái mai hoa" có nghĩa là : Một đời ( tôi) chỉ biết cúi lạy hoa mai là rút ra từ câu :Thập tải luân giao cầu cổ kiếm / Nhất sinh đê thủ bái mai hoa ( Mười năm lặn lội tìm cây kiếm cổ / Một đời chỉ biết lạy hoa mai ) của Cao Bá Quát. Tại sao CAO TIÊN SINH lại kính trọng MAI HOA thành tâm và "vĩnh cửu" (một đời) đến vây? Đơn giản bởi ông là bậc quân tử chân nho. Trong khi đó MAI HOA, dù thầm lặng thế nhưng lại là kẻ đứng đầu trong bộ TỨ QUÝ (Mai, Lan, Cúc, Trúc) danh giá ; một "trang" quân tử đích thực theo quan niệm của các bậc nho gia. Bởi vậy, một người ngang tàng trọng nghĩa khinh tài như họ Cao mà phải cúi đầu bái mai hoa đến tận chung thân, mới thấy hoa mai chẳng những nhẹ nhàng thanh tao mà còn "bất khuất" biết nhường nào! Hơn thế, màu vàng của hoa Mai tượng trưng cho sự cao sang, cao thượng, hiển vinh. theo các nhà Dịch học, Màu vàng thuộc hành Thổ trong ngũ hành- Thổ nằm ở vị trí Trung Ương, theo đó còn tượng trưng cho Vua chúa đầy quyền lực. Vừa mềm dẻo, vừa quyền uy, vừa dân dã lại vừa cao sang, Mai hoa thực sự đã đem đến cho đa số nòi giống Việt sự yêu chuộng Mai vàng, đặc biệt là vào những ngày đầu năm mới.
Một MÙA XUÂN mới đã đến! Một Mai tiết nữa lại luân hồi. Theo đó, bậc quân tử MAI HOA lại trở về, đúng hẹn, khiêm nhường, nhưng xem ra danh bất hư truyền...
Tứ quý riêng ông chiếm một rồi
Cúi lạy xin chàng thêm tận tụy
Còn ba quý nữa để bầy tui
Chuc Ruchung va be ban gan xa co nhieu niem vui trong nam con Meo.