(NGÀY THẾ GIỚI PHẢN ĐỐI BOM MÌN 4 - 4 )
Chiếc ghế tựa
thì rõ là một đồ gia dụng không lạ đối với mỗi người Việt nam ta. Tuy
nhiên, đem phóng đại nó lên bằng một toà nhà cao tầng, rồi đặt vĩnh cửu như một
tượng đài giữa quảng trường Place of Nations, Genève, Thụy Sĩ thì quả là lạ, ít nhất là đối với Ruchung
tôi. Lạ hơn nữa, ghế lại chỉ có 3 (ba) chân, chân còn lại bị
"gẫy" lam nham, đứng chơ vơ giữa trời đất như một phế
nhân, và do đó càng trở nên rất khó hiểu, cũng đối với Ruchung tôi, khi lần
đầu tiên nhìn thấy nó ở xứ người.
Toà nhà cao ngất có cắm cờ, phía sau tượng đài - ghế ở bức ảnh thứ hai là trụ sở WIPO (Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới ) . Từ tầng 6 của toà nhà này, phát hiện ra chiếc ghế “bất thường” , Ruchung tôi đã lần mò xuống tận nơi để mục sở thị và cố gắng tự mình lý giải sự có mặt có vẻ như không đúng chỗ thông thường của nó. Chiếc ghế - tượng đài đồ sộ, cao khoảng 12 mét, được làm từ 5,5 tấn gỗ, có một chân bị “gẫy” rất tự nhiên là do cố ý tạo hình chứ không phải do "chất lượng công trình", hoặc một tai biến thiên nhiên nào đó gây ra. Hoá ra, đây là tác phẩm điêu khắc của Daniel Berset, có tên Broken Chair, dùng để tưởng nhớ đến những nạn nhân bom, mìn .
Đến từ xứ sở không có truyền thống điêu khắc ngoài trời - Việt Nam , Ruchung tôi thực sự gặp vấn đề nan giải trước một hình tượng vừa tả thực, vừa “siêu thực” (lớn hơn thực) này.
Thoạt kỳ thuỷ, Việt Nam ta vốn có truyền thống nặn /tạc /đúc tượng nhỏ, gọn, gắn liền với không gian các đền thờ, miếu thờ, đình làng…cũng với quy mô khiêm tốn, hài hoà với thiên nhiên : Qua đình ngả nón trông đình / Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu ( người đi bộ dưới đất chỉ cần ngửa mặt là đếm được ngói trên mái các công trình chứa tượng). Bước vào thời kỳ hiện đại, trong trào lưu hội nhập đương nhiên, văn hoá tượng đài đã du nhập vào Việt Nam ta và ngày càng mãnh liệt. Các tượng đài đẹp, hoành tráng, có ý nghĩa giáo dục, thoát hẳn quan niệm truyền thống, đây đó cũng đã xuất hiện. Tuy nhiên, chính các nhà chuyên môn, các nhà lý luận về tượng đài cũng đã phải thốt lên: phần lớn tượng đài Việt Nam hiện có, nhìn chung thiếu tính chuyên nghiệp, nặng nề, ít đề tài; nhân vật danh nhân quá giống nhau, đơn điệu và nệ thực.
Tượng truyền thống Việt Nam
Như vậy thì, nếu tượng đài - ghế ba chân này do một nhà điêu khắc Việt Nam nào sáng tạo và đặt ở một không gian nào đó tại Việt Nam thì sẽ ra sao nhỉ? Búa rìu dư luận (phê bình) liệu có giáng vào thân phận vốn đã tàn phế của nó khiến nó ngã quỵ xuống không? Ruchung tôi liên tưởng đến các nhóm tượng đài cùng ý nghĩa ở Khâm Thiên, Ngã ba Đồng Lộc, Đường Hồ Chí Minh, Quảng Nam , Sơn Mỹ...và thấy ở đây tuy có một sự khác biệt lớn về tạo hình, ngụ ý, nhưng sự cảm phục trước tinh thần quả cảm của những người anh hùng, sự thương xót những nạn nhân và sự căm thù chiến tranh tàn bạo thì không hề có sự khác biệt nào trong tâm thức cộng đồng tiến bộ thế giới.
Tượng đài tưởng niệm 10 cô gái Thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc
Toà nhà cao ngất có cắm cờ, phía sau tượng đài - ghế ở bức ảnh thứ hai là trụ sở WIPO (Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới ) . Từ tầng 6 của toà nhà này, phát hiện ra chiếc ghế “bất thường” , Ruchung tôi đã lần mò xuống tận nơi để mục sở thị và cố gắng tự mình lý giải sự có mặt có vẻ như không đúng chỗ thông thường của nó. Chiếc ghế - tượng đài đồ sộ, cao khoảng 12 mét, được làm từ 5,5 tấn gỗ, có một chân bị “gẫy” rất tự nhiên là do cố ý tạo hình chứ không phải do "chất lượng công trình", hoặc một tai biến thiên nhiên nào đó gây ra. Hoá ra, đây là tác phẩm điêu khắc của Daniel Berset, có tên Broken Chair, dùng để tưởng nhớ đến những nạn nhân bom, mìn .
Đến từ xứ sở không có truyền thống điêu khắc ngoài trời - Việt Nam , Ruchung tôi thực sự gặp vấn đề nan giải trước một hình tượng vừa tả thực, vừa “siêu thực” (lớn hơn thực) này.
Thoạt kỳ thuỷ, Việt Nam ta vốn có truyền thống nặn /tạc /đúc tượng nhỏ, gọn, gắn liền với không gian các đền thờ, miếu thờ, đình làng…cũng với quy mô khiêm tốn, hài hoà với thiên nhiên : Qua đình ngả nón trông đình / Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu ( người đi bộ dưới đất chỉ cần ngửa mặt là đếm được ngói trên mái các công trình chứa tượng). Bước vào thời kỳ hiện đại, trong trào lưu hội nhập đương nhiên, văn hoá tượng đài đã du nhập vào Việt Nam ta và ngày càng mãnh liệt. Các tượng đài đẹp, hoành tráng, có ý nghĩa giáo dục, thoát hẳn quan niệm truyền thống, đây đó cũng đã xuất hiện. Tuy nhiên, chính các nhà chuyên môn, các nhà lý luận về tượng đài cũng đã phải thốt lên: phần lớn tượng đài Việt Nam hiện có, nhìn chung thiếu tính chuyên nghiệp, nặng nề, ít đề tài; nhân vật danh nhân quá giống nhau, đơn điệu và nệ thực.
Tượng truyền thống Việt Nam
Như vậy thì, nếu tượng đài - ghế ba chân này do một nhà điêu khắc Việt Nam nào sáng tạo và đặt ở một không gian nào đó tại Việt Nam thì sẽ ra sao nhỉ? Búa rìu dư luận (phê bình) liệu có giáng vào thân phận vốn đã tàn phế của nó khiến nó ngã quỵ xuống không? Ruchung tôi liên tưởng đến các nhóm tượng đài cùng ý nghĩa ở Khâm Thiên, Ngã ba Đồng Lộc, Đường Hồ Chí Minh, Quảng Nam , Sơn Mỹ...và thấy ở đây tuy có một sự khác biệt lớn về tạo hình, ngụ ý, nhưng sự cảm phục trước tinh thần quả cảm của những người anh hùng, sự thương xót những nạn nhân và sự căm thù chiến tranh tàn bạo thì không hề có sự khác biệt nào trong tâm thức cộng đồng tiến bộ thế giới.
Tượng đài tưởng niệm 10 cô gái Thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc
Tượng đài - ghế ba
chân hẳn nhiên không phải là biểu tượng của thành phố Geneve , (Biểu
tượng của thành phố Geneve là tháp nước phun nhân tạo có độ phun
cao nhất thế giới 150m, được thiết kế dưới hồ Geneve với tốc độ phun
220km/h, khối lượng nước trung bình khoảng 5 tấn.). Nhưng, khi tượng đài - ghế
tả thực có phần cường điệu này vẫn tồn tại hiên ngang (dù ba chân) tại một
quảng trường rộng mênh mông ngay giữa Geneve, thành phố toàn cầu với sự có mặt
của nhiều tổ chức quốc tế ở đây, kể cả tổng hành dinh châu Âu của Liên
Hiệp Quốc, mà không gặp bất cứ sự cản trở nào của “ lý luận” thì không phải là
sự thường! Vậy thì cái gì đang xảy ra với tượng đài? Tả thực hay cách điệu bay
bổng? Tạo hình hay thông tin từ nó? Với thân phận của mình, Ruchung tôi không thể trả lời. Xuất đối dị, đối đối nan!
Nhưng, phàm là, một sản phẩm do con người tạo ra như tượng đài - ghế, dù tả thực hay bay bổng, hẳn phải có một mối liên hệ gì với không gian nơi nó tồn tại mới thêm hàm ý, chứ không thể chỉ để một mình đứng giữa trời mà reo thuần tuý được. Lại nhớ ở đâu đó có nói : Tượng đài = Tượng + Đài + Không gian. Không gian tượng đài có giá trị rất quan trọng trong việc liên hệ, tôn vinh nghệ thuật và nội dung của tượng đài. Nằm trong tầm gọi là không gian tượng đài - ghế này, có rất nhiều tòa nhà cao tầng, trong đó, Ruchung tôi chỉ biết được hai toà nhà và công năng của nó: WIPO và ILO, đều là hậu cảnh của chiếc ghế khổng lồ . WIPO (Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới) là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc có nhiệm vụ chính thúc đẩy việc sử dụng và bảo vệ các tác phẩm của trí tuệ loài người trên phạm vi toàn thế giới. Còn ILO (Tổ chức Lao động quốc tế) là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc với mục đích cải thiện điều kiện lao động và nâng cao mức sống trên toàn thế giới. Phần không gian ít ỏi mà Ruchung tôi biết, có lẽ không hỗ trợ trực tiếp gì cho ý nghĩa của tượng đài, do đó, chiếc ghế vẫn hoàn là chiếc ghế, không hề có thêm một nghĩa giáo dục phái sinh nào từ nó. Nhưng dựa vào đâu, về cái gì mà tượng đài vẫn kiêu hãnh vươn cao cùng với những WIPO, ILO...giữa thành phố toàn cầu này?
Chưa yên tâm với thông tin này, Ruchung tôi mở rộng phạm vi điền dã về cuối không gian tượng đài, thì phát hiện ở đây có một “kiến trúc” lạ khác, đặt đối diện với tượng đài - ghế:
Nhưng, phàm là, một sản phẩm do con người tạo ra như tượng đài - ghế, dù tả thực hay bay bổng, hẳn phải có một mối liên hệ gì với không gian nơi nó tồn tại mới thêm hàm ý, chứ không thể chỉ để một mình đứng giữa trời mà reo thuần tuý được. Lại nhớ ở đâu đó có nói : Tượng đài = Tượng + Đài + Không gian. Không gian tượng đài có giá trị rất quan trọng trong việc liên hệ, tôn vinh nghệ thuật và nội dung của tượng đài. Nằm trong tầm gọi là không gian tượng đài - ghế này, có rất nhiều tòa nhà cao tầng, trong đó, Ruchung tôi chỉ biết được hai toà nhà và công năng của nó: WIPO và ILO, đều là hậu cảnh của chiếc ghế khổng lồ . WIPO (Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới) là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc có nhiệm vụ chính thúc đẩy việc sử dụng và bảo vệ các tác phẩm của trí tuệ loài người trên phạm vi toàn thế giới. Còn ILO (Tổ chức Lao động quốc tế) là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc với mục đích cải thiện điều kiện lao động và nâng cao mức sống trên toàn thế giới. Phần không gian ít ỏi mà Ruchung tôi biết, có lẽ không hỗ trợ trực tiếp gì cho ý nghĩa của tượng đài, do đó, chiếc ghế vẫn hoàn là chiếc ghế, không hề có thêm một nghĩa giáo dục phái sinh nào từ nó. Nhưng dựa vào đâu, về cái gì mà tượng đài vẫn kiêu hãnh vươn cao cùng với những WIPO, ILO...giữa thành phố toàn cầu này?
Chưa yên tâm với thông tin này, Ruchung tôi mở rộng phạm vi điền dã về cuối không gian tượng đài, thì phát hiện ở đây có một “kiến trúc” lạ khác, đặt đối diện với tượng đài - ghế:
Nếu có mối liên hệ
nào thực sự giữa các “kiến trúc” này thì Tượng đài - ghế ở Geneve được gia tăng
nội hàm từ phản đối bom mìn đến phản đối chiến tranh!
Chiến Tranh! Thụy Sỹ, một đất nước hiền hoà và thanh bình bậc nhất châu Âu, từng cam kết theo đuổi quy chế trung lập có vũ trang và đã được luật pháp quốc tế bảo đảm tại Hội nghị Wien từ năm 1815, hẳn không thể không có suy nghĩ nghiêm khắc về sự tàn bạo của chiến tranh. Quê hương Ruchung tôi, cho đến nay vẫn chưa thôi rỉ máu chiến tranh: từ những cái chết đau thương của bom mìn còn sót lại, từ hậu quả chất độc màu da cam, đến tình cảnh những người mẹ người vợ hơn 30 năm nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt người thân…, thì chiến tranh không thể dễ dàng trôi tuột khỏi ký ức! Không phải để hận thù! Lại càng không phải để sợ hãi! Chỉ để gìn giữ thanh bình bằng sự mạnh mẽ của lòng căm thù, khi cần thiết!
Chiến Tranh! Thụy Sỹ, một đất nước hiền hoà và thanh bình bậc nhất châu Âu, từng cam kết theo đuổi quy chế trung lập có vũ trang và đã được luật pháp quốc tế bảo đảm tại Hội nghị Wien từ năm 1815, hẳn không thể không có suy nghĩ nghiêm khắc về sự tàn bạo của chiến tranh. Quê hương Ruchung tôi, cho đến nay vẫn chưa thôi rỉ máu chiến tranh: từ những cái chết đau thương của bom mìn còn sót lại, từ hậu quả chất độc màu da cam, đến tình cảnh những người mẹ người vợ hơn 30 năm nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt người thân…, thì chiến tranh không thể dễ dàng trôi tuột khỏi ký ức! Không phải để hận thù! Lại càng không phải để sợ hãi! Chỉ để gìn giữ thanh bình bằng sự mạnh mẽ của lòng căm thù, khi cần thiết!
Còn gì hạnh phúc hơn khi được sống trong hòa bình, nhưng cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao khi thời bình mà sự hiện diện của chiến tranh ngày hôm qua vẫn tồn tại? Câu hỏi nhỏ vẫn rơi vào thinh lặng !... Tả thực hay siêu thực (không phải lớn hơn thực) thì nỗi đau còn đó vẫn lớn hơn cái cảm nhận của mỗi người về nó khi mình chỉ là người ngoài cuộc.
Khu tưởng niệm các AHLS tỉnh QNĐN tại Nghĩa trang LS Trường Sơn.
RẤT CHI LÀ ĐÚNG