- Là thời điểm hoàn thiện cuối cùng trong tiến trình hình
thành tỉnh Quảng Bình cả về không gian lãnh thổ, hành chính, đặc trưng văn hóa
và danh xưng.
IV. LỰA CHỌN
Qua đánh giá các tiêu chí của từng thời điểm đã nêu trên,
chúng tôi nhận thấy năm 1604 là thời điểm có đủ điều kiện để lựa chọn làm năm
thành lập tỉnh Quảng Bình với các lý do sau đây:
1. Các năm 1075, 1397
Là những thời điểm đáng lưu ý trong lịch sử hình thành tỉnh
Quảng Bình. Nó mang các giá trị khởi đầu, tiền thân rất quan trọng:
- Lần đầu tiên vùng đất này nhập vào Đại Việt (1075).
- Lần đầu tiên trở thành một trấn độc lập, thống nhất về
hành chính (1397).
Nếu lựa chọn thời gian này sẽ tôn vinh được yếu tố truyền
thống lâu đời, đáng tự hào của một vùng đất. Tuy nhiên, soi vào các tiêu chí đã
định trên thì các thời điểm này còn thiếu hụt nhiều tiêu chí như:
- Lãnh thổ hành chính: Chưa thống nhất thành một đơn vị
hành chính (1075).
- Đặc trưng lịch sử văn hóa của vùng đất: Chưa hình thành
- Danh xưng: chưa xuất hiện danh xưng Quảng Bình như ngày
nay (1075, 1397)
Theo đó, đây chưa phải là các thời điểm hội tụ các điều
kiện cho sự ra đời của Quảng Bình.
2. Năm 1831
Đã hội tụ gần như đầy đủ và chín muồi các tiêu chí đặt ra
để xác định thời điểm ra đời tỉnh Quảng Bình.
Tuy nhiên chúng tôi không lựa chọn năm này vì các lý do
sau:
- Đây là thời điểm tuy chắc chắn về các tiêu chí, nhưng nó
quá muộn so với diễn trình hình thành tỉnh Quảng Bình.
- Tại thời điểm lựa chọn này có đến 2 tiêu chí: đặc trưng
văn hóa lịch sử và danh xưng, trên thực tế đã hình thành phát triển tại dơn vị
hành chính thống nhất Phủ Quảng Bình từ hơn 227 năm trước (1604) và ổn định cho
đến ngày nay.
Đây là những tiêu chí phi vật thể rất quan trọng, góp phần
định hình một tỉnh Quảng Bình ngày nay với những bản sắc riêng độc đáo và thống
nhất chung trong cộng đồng Việt Nam
.
Theo đó, nếu lựa chọn thời điểm 1831 làm năm thành lập tỉnh
là chúng ta đã bỏ sót một lượng các giá trị tinh thần truyền thống quí giá của
địa phương này.
Đặc đểm lớn nhất của năm 1831 là chính thức xuất hiện danh
xưng đầy đủ tỉnh Quảng Bình và có không gian lãnh thổ cơ bản giống
như ngày nay. Tuy nhiên theo chúng tôi:
+ Khái niệm tỉnh trên thực tế đó chỉ là tên gọi khác cùng
cấp độ hành chính của các đơn vị hành chính trực thuộc trực tiếp chính
phong kiến Trung ương trước đó: Châu, Trấn, Phủ, Lộ... qua các thời
điểm lịch sử, trên con đường cải cách hành chính lâu dài của nước nhà.
+ Không gian lãnh thổ khá định hình so với ngày nay, song
không liên tục về sau (1976 tỉnh Quảng Bình nhập vào tỉnh Bình Trị Thiên, không
còn tên gọi, chỉ còn lại các huyện trong tỉnh Bình Trị Thiên). Do đó, tiêu
chí này là tương đối.
3. Năm 1604
- Trong năm này về tiêu chí không gian lãnh thổ có phần
không phù hợp với ngày nay (hơi tụt xuống phía nam một ít), tuy nhiên đã kế
thừa sự thống nhất là một đơn vị hành chính của thời gian trước đó (1397).
+ Sự thật thì chúa Nguyễn Hoàng phải định liệu một đơn vị
hành chính có cương vực hơi tụt xuốn phía nam một ít, là để phòng thủ Đàng
Ngoài trong ý đồ cát cứ của mình. Và trên thực tế, cũng vì chiến tranh mà phần
đất Bắc Bố Chính, ngay cả Đàng Ngoài cũng gần như không quản lý. Đó là
vùng đất "lưu không", là chiến trường mà cả hai bên đều không
thể quản lý. Các triều đại sau này nhận thấy sự bất hợp lý này đã lại
nhập vào đất cũ.
+ Không gian lãnh thổ Quảng Bình từ năm 1069 đến nay có rất
nhiều biến động, theo đó, định vị một không gian lãnh thổ tỉnh Quảng Bình ở một
thời điểm nào đó trong quá khứ là rất tương đối. Do vậy theo chúng tôi,
năm 1604 là thời điểm đáng được chấp nhận về tiêu chí này. Nó đã kế thừa sự ổn
định tương đối về không gian lãnh thổ thời điểm 1379 Trấn Tân Bình và gần phù
hợp với không gian lãnh thổ tỉnh Quảng Bình ngày nay.
- Đây là năm mà lần đầu tiên danh xưng QUẢNG BÌNH xuất
hiện trong lịch sử hình thành các danh xưng tỉnh này và tồn tại liên tục
cho đến ngày nay.
Danh xưng, về mặt ngôn ngữ học chỉ là một ký hiệu để phân
biệt đối tượng này với đối tượng khác. Tuy nhiên, một khi danh xưng tồn tại bền
vững và lâu dài cùng đối tượng, thì danh xưng đó không còn là một ký hiệu thuần
túy nữa, mà trở thành một phần thuộc tính của đối tượng, chuyên chở rất nhiều
các giá trị của đối tượng, đặc biệt đối tượng đó là một cộng
đồng văn hóa – lịch sử. Và do đó, với thời gian, tiêu chí này trở nên rất quan
trọng.
- Trước năm 1604 cộng đồng lịch sử văn hóa trên dải đất này
đã được định hình phát triển và thành bản sắc.
+ Sách Ô châu Cận lục của Dương Văn An (viết năm 1553) đã
kê cứu hàng trăm làng xã, nhiều huyện, phủ ở vùng đất này với một thiết chế
hành chính khá ổn định. Hơn thế nữa ông đã miêu tả nhiều phong tục tập quán,
nhiều giá trị tinh thần truyền thống phong phú, độc đáo của rất nhiều miền quê,
khẳng định một bản sắc văn hóa mới, không còn nguyên gốc như nơi phát
tích, do sự ổn định của vùng đất do sự tiếp biến văn hóa tạo dựng nên. Những
tinh hoa đó được tích lũy, trao truyền, phát triển qua các
thời điểm đang bàn thảo và cho đến tận ngày nay.
+ Năm 1692, Nguyễn Hữu Cảnh người con ưu tú của Phủ Quảng
Bình vâng lệnh Chúa Nguyễn đi mở cõi phương Nam . Ông đã dùng các địa danh của
Quảng Bình đặt tên cho nhiều địa danh vùng đất mới, di dân Quảng Bình vào ở và
chắc chắn đã sử dụng kinh nghiệm hành chính làng, xã, huyên, phủ nơi chánh quán
để lập nên thôn ấp xã, tỉnh …tại vùng đất mới. Ngày nay nhiều địa phương đồng
bằng ở sông Cửu Long và vùng Sài Gòn – Gia Định đều coi ông là Thành Hoàng và
đã lần lượt kỷ niệm 300 năm ngày thành lập.
Với những lý do đó chúng tôi đề xuất lấy năm 1604 làm năm
thành lập tỉnh Quảng Bình.
Thắng cảnh Cửa biển Nhật Lệ, nơi gợi cảm hứng cho Nguyễn Du viết nên câu thơ trứ danh khi ông làm Cai Bạ ở Quảng Bình (1809-1813):
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
TÀI LIỆU THAM
KHẢO
1. Ô châu Cận lục – Dương Văn An –
Nxb Văn Hóa Á Châu 1961.
2. Đại Việt địa dư toàn biên
- Nguyễn Văn Siêu – Viện Sử học và Nxb Văn Hóa năm 1997.
3. Phủ biên tạp lục – Lê Qúi Đôn -
Thư viện Quảng Bình xuất bản năm 1998.
4. Đại Nam nhất thống chí – Quốc sử
quán triều nguyễn - Thư viện Quảng Bình xuất bản năm 1998.
5. Lịch sử Quảng Bình – Lương Duy
Tâm 1963 (bản đánh máy).
6. Xuôi dòng lịch sử - Nguyễn Thế
Hùng (tập san Quảng Bình quê tôi)- Sài gòn năm 197.
7. Đất nước Việt Nam qua các đời
– Đào Duy Anh – Nxb Thuận Hóa 1994.
Vui nhé!
Cảm phục lắm.
Hê hê, quả khó nhận ra vô cùng vì bạn tôi ngày thường vốn đẹp trai, nền nã, bình dị mà hôm chủ trì hội nghị thì càng đẹp trai hơn, sang trọng hơn, đẳng cấp hơn. Chiểu thì khó nhận ra nhưng chỉ mong các em út đừng nhầm tưởng quan chức chính phủ nào về tỉnh nhé.
- Có không gian lãnh thổ gần sát với lãnh thổ tỉnh Quảng Bình ngày nay.
- Là một đơn vị hành chính thống nhất ổn định.
- Truyền thống văn hóa – lịch sử vùng đất ngày càng được bồi đắp, phát triển và có đủ điều kiện hình thành bản sắc.
- Lần đầu tiên xuất hiện danh xưng Quảng Bình và đã được sử dụng cho đến ngày nay."
Theo kiến giải & lập luận của Ruchung thì phương án 1604 là OK nhất, có lí nhất. Tui nhất trí cả hai tay.
Mặc dù trong zdụ này tui rất chi là mơ huyền mờ.
Cảm ơn thiện chí của bạn Ruchung v/v đã cung cấp thông tin quí báu và bổ ích này cho mấy tên lang bạt kì hồ như tui.