Cảm nhn sau khi đọc bài thơ Y RƯỢUNGUỘI từ Blog TTY) .
LY RƯỢU NGUỘI
Theo y văn cổ truyền lẫn hiện đại, uống rượu nguội trời lạnh rất nguy hiểm: làm giãn mao mạch, mất nhiệt lượng có thể gây cảm lạnh và các tai biến về tim mạch như co thắt mạch vành tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Nếu thế thì quả là không còn cơ hội để ĂN MỪNG, cho dù đó là mừng ai…Do vậy, người Trung Quốc xưa thường phải hâm nóng rượu trắng 白 酒 (bạch tửu) trước khi uống, để làm bốc hơi giảm thiểu nồng độ các chất độc ancol etylic, cồn mêtylic làm tăng độ ngon và giành lại chừng mực nào đó độ an toàn. Rượu hâm nóng này được gọi là thiêu tửu 燒 酒 (Chờ hơi ấm chợt bàng hoàng - Chờ hâm chén rượu mơ màng thiên tiên! - Chờ cơn gió lả thềm đêm - Chờ bầu thiêu tửu gợi niềm mông lung (chưa rõ tác giả)). Còn TIÊU SẦU? Dùng rượu để tiêu sầu người Trung Quốc gọi là “phá thành sầu”, nhưng chắc gì rượu làm tan lòng sầu trong tất cả mọi trường hợp? Nhà thơ Lý Bạch (701-762) , một tửu đồ chuyên nghiệp, một chuyên gia "bầu rượu túi thơ" mà phải đã từng than lên : “ Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu; tương tửu kiêu sầu, sầu cánh sầu - 抽 刀 断 水 水 更 流 , 將 酒 澆 愁 愁 更 愁 - Rút đao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh; lấy rượu tưới sầu, sầu càng sầu thêm”. Một nhân vật khác, đương đại cũng đã phải ngậm ngùi: Phá thành sầu nghiêng bầu ta rót - Cạn đôi ly ruột xót xa thêm - Men cay chưa thấm môi mềm - Bão dông đã phủ bên thềm mắt xanh (Chu Hà)
Như vậy, há chẳng phải uống rượu nguội tháng Ba trong thơ thì ngan ngát buồn vui trộn lẫn, còn uống rượu nguội tháng Ba ngoài đời thì cầm chắc là buồn nhiều hơn vui!
LY RƯỢU NGUỘI
Ly rượu nguội chiều nay tự uống
Mừng cho người sinh cuối tháng Ba
Mùa ấm lại, bưởi thơm vườn mẹ
Rưng rức hoa xoan tím dọc làng
Sương hay khói, mịt mờ nhân ảnh
Giữa cay nồng, ai gọi đò ngang. - TTY
Bài thơ có hai câu đầu tuy nói đến
chuyện dùng rượu nguội “mừng cho người sinh cuối tháng Ba”, nhưng toàn bài lại
từ tốn dâng lên ngan ngát sự tiêu sầu. Rượu là rượu, thơ là thơ; dẫu có
cụm từ “bầu rượu túi thơ” thì bất quá ở đây rượu cũng chỉ là dung môi của thơ, hoặc
nói: “rượu là mặt trời đóng vào chai”, ấy cũng chỉ là thơ nói về rượu, chứ
không phải rượu là thơ. Vì lẽ đó, cho nên dù rượu có "công năng" dùng
để ĂN MỪNG hay TIÊU SẦU đi nữa, thì cũng can gián TTY không nên tự mình uống
rượu nguội vào cuối tháng Ba mà không có hướng dẫn sử dụng, hoặc không có
ai đồng ẩm, bởi lúc đó đang là rét Nàng Bân.
Theo y văn cổ truyền lẫn hiện đại, uống rượu nguội trời lạnh rất nguy hiểm: làm giãn mao mạch, mất nhiệt lượng có thể gây cảm lạnh và các tai biến về tim mạch như co thắt mạch vành tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Nếu thế thì quả là không còn cơ hội để ĂN MỪNG, cho dù đó là mừng ai…Do vậy, người Trung Quốc xưa thường phải hâm nóng rượu trắng 白 酒 (bạch tửu) trước khi uống, để làm bốc hơi giảm thiểu nồng độ các chất độc ancol etylic, cồn mêtylic làm tăng độ ngon và giành lại chừng mực nào đó độ an toàn. Rượu hâm nóng này được gọi là thiêu tửu 燒 酒 (Chờ hơi ấm chợt bàng hoàng - Chờ hâm chén rượu mơ màng thiên tiên! - Chờ cơn gió lả thềm đêm - Chờ bầu thiêu tửu gợi niềm mông lung (chưa rõ tác giả)). Còn TIÊU SẦU? Dùng rượu để tiêu sầu người Trung Quốc gọi là “phá thành sầu”, nhưng chắc gì rượu làm tan lòng sầu trong tất cả mọi trường hợp? Nhà thơ Lý Bạch (701-762) , một tửu đồ chuyên nghiệp, một chuyên gia "bầu rượu túi thơ" mà phải đã từng than lên : “ Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu; tương tửu kiêu sầu, sầu cánh sầu - 抽 刀 断 水 水 更 流 , 將 酒 澆 愁 愁 更 愁 - Rút đao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh; lấy rượu tưới sầu, sầu càng sầu thêm”. Một nhân vật khác, đương đại cũng đã phải ngậm ngùi: Phá thành sầu nghiêng bầu ta rót - Cạn đôi ly ruột xót xa thêm - Men cay chưa thấm môi mềm - Bão dông đã phủ bên thềm mắt xanh (Chu Hà)
Như vậy, há chẳng phải uống rượu nguội tháng Ba trong thơ thì ngan ngát buồn vui trộn lẫn, còn uống rượu nguội tháng Ba ngoài đời thì cầm chắc là buồn nhiều hơn vui!
Chỉ có “ rưng rức
hoa xoan tím dọc làng” thì thưởng lãm mấy cũng không độc hại mà thôi, nhất là
có hoa - bướm song đôi!
) đã ngậm ngùi: 一片花飛減卻春 風飄萬點正愁人 且看欲盡花經眼 莫厭傷多酒入唇... Hoa bay mỗi cánh giảm xuân
Gió lùa vạn đóa bâng khuâng lòng người
Hãy nhìn tất cả hoa rơi
Rượu cay cũng uống mềm môi giải buồn... (Bản dịch của Nguyễn Minh) Dù là chẳng "Phá thành sầu" được nhưng có khi còn tốt hơn: Lòng ta hồ vỡ tan tành Vì hờn, vì giận, vì tình, vì thương Vì cay đắng đủ trăm đường Than ôi! Ly rươu mơ màng khi xưa Ai đem dốc cạn bao giờ Chẳng cùng chia nửa, chẳng chờ hưởng chung (Thế Lữ - Lời tuyệt vọng) Hoặc thậm chí như thi sĩ Lưu Trọng Lư : Đêm ấy rượu nàng ta không uống Từ sau thề không uống rượu ai ... / (Giang hồ) . . . . Thề là thề thế cho đỡ... buồn thôi chứ rồi lại: [ Giật mình ta mới nhớ ra Là ngày sinh nhật vợ ta đó mà Ta uống chẳng hóa ra lỗi hẹn Mà từ nan đâu vẹn đạo chồng ] Suy ra thì có người sinh cuối tháng ba thì cũng có người sinh đầu tháng... tư chẳng hạn. Lúc ấy rượu hẳn hết lạnh rồi.