Trang

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

MÊ CHẤP HAY LÀ KHÁT THÌ UỐNG?

 
 
 

Entry MÊ CHẤP của Ruchung tôi (05-11-2010) giới thiệu seri ảnh về một chú khỉ đáng yêu chụp ngày 01/5/2009 tại khu du lịch văn hóa tâm linh Đại Nam (Bình Dương). Tại sao lại là Mê chấp, trong khi đơn giản chú khỉ có thể đang KHÁT THÌ UỐNG! (TL). Rất đúng, cuộc sống vốn thế, cứ để nó hồn nhiên nhi nhiên, đừng rắc rối hóa lên làm gì! Tuy nhiên, quan sát chú khỉ lặp lại hai lần hành vi này mà không thấy UỐNG NƯỚC, Ruchung tôi cho rằng có lẽ chú NGHỊCH BÓNG của mình dưới nước. NGHỊCH BÓNG và KHÁT THÌ UỐNG, rốt cục chẳng khác gì nhau nhiều, đó đều là những hành vi bản năng của chú khỉ mà thôi. Như vậy, cả Ruchung tôi lẫn mọi người đều hồn nhiên nhi nhiên tiếp nhận cuộc sống như đã từng thấy, từng biết, không sai, trước đây và sau này...
Nhưng đối với các thiền sư thì khác. Họ có cái nhìn cuộc sống thâm hậu hơn, “rắc rối” hơn, từ cả ngàn năm trước, mà lạ thay, cũng có lý!
Hãy quan sát bức tranh thủy mặc (người Nhật gọi là tranh mặc hội)Vượn vớt trăng của họa sỹ thiền sư người Nhật Hasegawa Tohaku (1539 - 1610) (1)




Với những nét bút phóng khoáng tối giản, những mảng đen trắng nhiều khoảng trống, bức họa hơn 500 năm tuổi này miêu tả sinh động một chú vượn ngờ nghệch lầm tưởng bóng trăng dưới hồ là vầng trăng thật, nên cố vươn mình để vớt. Thiền sư đã đặt câu hỏi, sau thất bại, liệu chú vượn có tỉnh ngộ và nhận ra sai lầm của mình? Không có câu trả lời trực tiếp, mà thấy một sự liên tưởng thú vị: Con người chúng ta cũng phạm phải sai lầm tương tự nếu bám víu vào ngôn từ mà bỏ quên mất thực tại. Đó là chứng bệnh “mê chấp văn tự” vốn bám rễ thâm sâu trong tâm thức của mỗi chúng ta, một thứ ảo tưởng hư vọng mà các vị thiền sư luôn tìm cách giải trừ. Bằng chứng là không chỉ tranh thủy mặc, mà ở một sản phẩm nghệ thuật thiền khác, thơ Haiku cũng nhắc nhở đến điều này:
                 Bướm ơi!
                Nét bút chẳng phải là hoa
               Chỉ là bóng dáng của chúng mà thôi.
                                                        Soseki
Bóng trăng là ngôn từ của vầng trăng, bức họa là ngôn từ của bông hoa, hình tượng thờ phụng là ngôn từ của thánh thần, mà ngôn từ thì lại chẳng bao giờ đồng nhất với thực tại:
              Thần linh đi vắng
              Hình tượng nằm trơ
              Lá khô dồn đống trước cổng đền.
                                                      Basho
Thực tế, ngôn từ là một sản phẩm vĩ đại, riêng có của loài người, đóng một vai trò quan trọng trong diễn tả thực tại, vì thế nó có ảnh hưởng rất lớn đến cung cách ứng xử hàng ngày của chúng ta . Tuy nhiên, theo các vị thiền sư,  bình tâm mà xét, "lời nói chỉ là lời nói, chẳng phải là thực tại, chẳng phải là nơi để phô diễn “cái tôi”, chẳng phải là chỗ để phán xét kẻ khác. Nếu chúng ta muốn phát huy toàn bộ tiềm năng để hoàn thiện nhận thức và hành động của mình, hãy tỉnh táo quán xét bản tâm. Khi đã phát hiện và gột rửa dần những ảo tưởng, định kiến sai lầm tích lũy từ trước, chúng ta sẽ thấy cuộc sống hiện ra trước mắt ta  với bộ mặt mới mẻ và tươi tắn hơn”
                                          





 Tất cả những điều trên kia là do Ruchung tôi nhận thức được và diễn đạt lại từ tài liệu Thiền trong hội họa của Chimyo Horioka và Siewart W.holmes, chỉ có bức ảnh KHỈ NGHỊCH BÓNG là của Ruchung tôi mà thôi. Chẳng rõ là do Ruchung tôi cố ý lưu trữ hay đã lãng quên, mà phải đến 209 ngày sau khi chụp seri ảnh về chú khỉ kia, khi tiếp cận tài liệu Thiền này, Ruchung tôi mới bỗng vụt nhớ đến những bức ảnh và chứng ngộ một điều: hóa ra, phía dưới “mặt phẳng” cuộc sống bình thường mà mình đã chứng kiến kia còn tồn tại một hoặc nhiều tầng nghĩa khác, ngụ ngôn, thật sâu sắc và hữu ích, nhưng phải nhờ đến người của hơn 500 năm trước chỉ ra mới biết! Quả là tri thức vô bờ, không chiều kích, tiền nhân và hậu sinh đều có thể hỗ trợ chúng ta! Chính thế Ruchung tôi đã liên tưởng và post seri ảnh KHỈ NGHỊCH BÓNG bình thường của mình lên và bắt chước các vị thiền sư ghi là MÊ CHẤP, cho nhuốm màu thiền, cho phong phú thêm góc nhìn về cuộc sống!




Thực tại ở Rừng Sác (TP. Hồ Chí Minh)




                   Bướm ơi!
                   Ảnh Ruchung@ tôi chẳng phải là hoa...
                                              (Tiền nhân Soseki xá lỗi)

  ......................
(1)    Hasegawa Tohaku (1539 - 1610): là một họa sĩ Nhật Bản, bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật bằng tranh Phật giáo. Ông được coi là bậc thầy vĩ đại về tranh thủy mặc. Ông vẽ nhiều về khỉ, vượn, liên quan đến đề tài thiền.




  • Nhiên
    • Nhiên
    • Nov 14, 2010 11:26 PM
    AN cảm ơn ruchung nhiều lắm.
  • Hoàng Yến
    Thọ Lộc
    Cách đây 28 phút
    Chào anh Ruchung. Có người bạn ở tận xứ tuyết Châu Âu vừa mail đến tôi
    hỏi thăm về anh TH và xin tôi địa chỉ bnog của Ruchung. Tôi đã mạn phép
    anh cung cấp hết cho bạn ấy rồi.
    Hi vọng là vụ này không làm anh phiền lòng. Bởi TL tôi vẫn nhớ câu 1
    người bạn cũ = 3 người bạn mới. MƯỢN NHÀ BÁC RU ĐỂ NHẮN THẦY TÍ Ạ Thầy ơi em ủng hộ vụ cung cấp thông tin này..còn thông tin gì hay hay Thầy cứ cung cấp hết luôn đ nhá
    • ruchung
      Nhỏ giọt thôi Thầy, như nước mắm nhỉ Thầy nhé.
  • Thọ Lộc
    Chào anh Ruchung. Có người bạn ở tận xứ tuyết Châu Âu vừa mail đến tôi hỏi thăm về anh TH và xin tôi địa chỉ bnog của Ruchung. Tôi đã mạn phép anh cung cấp hết cho bạn ấy rồi.
    Hi vọng là vụ này không làm anh phiền lòng. Bởi TL tôi vẫn nhớ câu 1 người bạn cũ = 3 người bạn mới.
    • ruchung
      Có giống người này không, TL?
  • Aky282
    Sửa lại, tặng Ruchung * NHẬT KÝ NGÀY LẬP ĐÔNG
    Ném thời
    gian vào dĩ vãng
    Ném vào hư không
    Lối cũ thành xưa chưa kịp rêu phong
    Ghi dấu một thời đủ khôn
    Chứng nhân những ngày rồ dại
     *
    Giờ như chiếc lá đầu đông
    Chưa đủ úa vàng, chưa kịp thôi xanh
    Đường xưa đơn côi, lẻ bóng
    Lối mới cỏ lạ ngập tràn
    Chơ vơ giữa trời chiếc lá
    Thôi rồi, đã lại lập đông
     
    • ruchung
      THỜI GIAN.
  • mp
    • mp
    • Nov 9, 2010 9:05 AM
    Xem ảnh này thấy hay hay, thấy lời bình của ChanhRhum cũng có lí.
    • ruchung
      (Empty)
  • Aky282
    Thôi rồi, đã lại lập đông
    Quên thời gian, ném hư không vào mùa
    Dẫu là thành cũ, lối xưa
    Giờ sao trơn trắng cho vơ giữa trời
    Lá ơi, tìm chốn khác thôi
    • ruchung
      Lá ơi, tìm chốn khác thôi
  • Phanthanhhoa
    Giờ mới hiểu MÊ CHẤP đó anh à. Ngày mới tốt lành anh Ruchung nhé!
    • ruchung
      (Empty)
  • lifefun
    Vâng ngón tay chỉ trăng, ta cần trăng cơ mà...sao cứ ngồi tả mãi ngón tay ...Mê chấp!
    • ruchung
      (Empty)
  • Cayngot blog
    Quả là tri thức vô bờ, không chiều kích, tiền nhân và hậu sinh đều có thể hỗ trợ chúng
    ta! *************** Xem ảnh...Đọc bài...Ngẫm...Vỡ lẽ ra nhiều điều...Hay!
    • ruchung
      (Empty)
  • Hoàng Yến
    hoangyenstc
    22:43 07-11-2010
    VÌ Ứ HIỂU GÌ VỀ " MÊ CHẤP" NÊN GỬI SANG NHÀ BÁC  RUCHUNG TẤM HÌNH NÀY

    ruchung
    23:38 07-11-2010
    AI LÀ AI VẬY HY? > Là HY đã hiểu ra MÊ CHẤP và Cánh tay trái đặt lên vai Đôi kính 3.0 kia đã khiến cho MÊ CHẤP thêm bí ẩn hơn
    • ruchung
      (Empty)
  • Rosary
    Con người chúng ta cũng phạm phải sai lầm tương tự nếu bám víu vào ngôn từ mà bỏ quên mất thực tại 
    Đó là "đối diện" cuối cùng để quyết định như: Không có ánh sáng là không có blog này
                
    • ruchung
      (Empty)
  • GIÒN GIÒN
    Giờ thì mới ...hiểu "Mê Chấp". Đúng là ..."Mê chấp"!
    • ruchung
      (Empty)
  • ChanhRhum
    Ruchung tôi mới bỗng vụt nhớ đến những bức ảnh và chứng ngộ một điều: hóa ra, phía dưới “mặt phẳng” cuộc sống bình thường mà mình đã chứng kiến kia còn tồn tại một hoặc nhiều tầng nghĩa khác, ngụ ngôn, thật sâu sắc và hữu ích, nhưng phải nhờ đến người của hơn 500 năm trước chỉ ra mới biết! Quả là tri thức vô bờ, không chiều kích, tiền nhân và hậu sinh đều có thể hỗ trợ chúng ta!
    Chính thế tôi mới hiểu được một tí rất nhỏ con người của Ruchung@.
    • ruchung
      (Empty)
  • Nguyen Thanh
                "Chính thế Ruchung tôi đã liên tưởng và post seri ảnh KHỈ NGHỊCH BÓNG
    bình thường của mình lên và bắt chước các vị thiền sư ghi là MÊ CHẤP, cho nhuốm
    màu thiền, cho phong phú thêm góc nhìn về cuộc sống!" hjjjjjjjjjj - 1 sự khai nhận thẳng thắn,có phần hồn nhiên , rất hay bạn ah. Giờ thì mình đã hiểu đôi chút về mê chấp, và chút kiến thức lý thú có được, Dù thực sự nhiều ngôn từ của nhà Thiền làm mình ko hiểu lắm.
    • ruchung
      (Empty)
  • Private comment

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]