Một bức ảnh tuyệt vời, gợi nhớ bài thơ Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây của Phạm Tiến Duật: Em thương anh bên tây mùa đông Nước khe cạn bướm bay lèn đá Biết lòng Anh say miền đất lạ Chắc em lo đường chắn bom thù... Và vì vậy trong những năm tháng khốc liệt ấy vẫn vang lên những vần thơ: Đường ra trận mùa này đẹp lắm (PTD) Hoặc: Có những ngày vui sao / Cả nước lên đường / Xao xuyến hàng tre / từng hồi trống giục...(Chính Hữu) Hoặc: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước / Mà lòng phơi phới dậy tương lai...(Tố Hữu)
Cái tựa đề của bạn có lẽ cũng bắt đầu từ cái tứ thơ của PTD. Nó gợi ta nhớ tới thời đánh Mỹ. Bức ảnh này chắc hẳn Ruchung chụp vào thời người chiến thắng mời Mỹ qua. Nó cũng đẹp có thua gì hồi đường ra trận.... hehehe
Đây là một địa điểm tại đường 20 Quyết thắng, nơi Bác Bu đã từng trải. Cách đó khoảng 3km về phía đông bắc là dốc y tá, nơi có ngôi mộ huyền thoại của nữ y tá liệt sỹ thời chống Mỹ. Những chú bướm này thường có mặt ở đây thật nhiều vào mùa sinh sản. Đó là sự phát triển loài thật tự nhiên, song, với những người nhu Bác Bu và Ruchung tôi không thể không liên tưởng đến các anh hùng TNXP một thời, đến Phạm Tiến Duật...
Bu tui ở rừng Trường sơn khá nhiều thấy hoa và bướm khá nhiều. Từ khi có cau thơ Phạm Tiến Duật mới chú ý đến bướm trên khe cạn. Đúng là nhà thơ làm cho các góc khuất của thế giới có họ tên...
Thường thì hoa thơm bướm mới lượn nhưng ở nơi khe cạn này các "cô" bướm muốn làm duyên và khoe sắc trước ống kính của tay săn ảnh Ruchung, thật tuyệt với quá.
Nơi khe cạn này phần đông là các "cậu bướm" đang tụ tập "ăn nhậu" đấy LN nhé. Bướm đực thường đi thành đàn và phô trương thanh thế bằng sự rực rỡ của màu sắc để hấp dẫn bướm cái ngay cả lúc đang ...ăn nhậu! Nhìn thế thôi chứ mỗi cậu có một hoa văn cánh khác nhau đấy, cá tính lắm chứ không đụng hàng đâu!
Không biết khe cạn có sức hấp dẫn gì mà các cô bướm đẹp thế đậu đến nhỉ? Trước đây em nghe hoài câu hát " nước khe cạn bướm bay lèn đá" và không thể hình dung ra được, bây giờ mới được nhìn tận mắt qua ảnh của bác "chung Ru" :D
Bướm dĩ nhiên là phải cần đến mật hoa để sống. Tuy nhiên, ngoài ra chúng còn cần đến một số chất khác có trong các xác chết sinh vật và một số khoáng chất có nhiều ở các mặt đường ẩm ướt, đặc biệt là nơi các khe suối cạn. Đó là những nơi bổ sung những vi chất rất cần thiết cho sự sống của loài bướm, do đó nơi ấy vô cùng hấp dẫn chẳng những các cô bướm mà còn cả các ...cậu bướm nữa đấy!
Không hiểu sao đã vào xem tấm hình này của RuChung từ khi RC post lên, nhưng vào rồi xem rồi lại thoát ra.
Màu sắc đẹp thật, nhưng không hiểu sao chỉ nhìn thấy sự bị hủy diệt. Thường thì bướm bay bay, chứ chưa bao giờ thấy bướm xà xuống nơi ẩm thấp ở cái khe Cạn ấy bao giờ.. quanh đó vài xác bướm đã nằm phơi cánh, còn những con khác tụ lại ở đó chẳng qua cũng chỉ là đang la đà.. không hiểu rõ nguyên nhân lắm, nhưng thấy ở đó một sự níu kéo giữa sự sống và cái chết.
Chắc cũng chỉ là một cảm nhận của Bà Già này thôi RC ạ.
- To TTM Gốc Mai: 1. Bướm thường bay, nhưng cũng thường sà đậu xuống đất, xuống khe cạn để kiếm ăn, để bổ sung vi chất cho cơ thể như đã đề cập ở trên. 2.Những "cô bướm" mà TTM cho là đã chết, thực ra là đang sống, thậm chí sống mãnh liệt. Chúng bị nhòe là do máy ảnh Ruchung tôi để ở tốc độ không "nhanh" lắm, nên không "bắt chết" được hình tất cả các cô bướm. 3.Bướm là loài côn trùng cánh vẫy. Tốc độ vẫy cánh của chúng tuy không quá nhanh (bình quân 20 lần/phút)nhưng cũng đủ để cản trở các nỗ lực trung bình của ống kính máy ảnh. Tuy nhiên nhờ sự nhòe mờ không đồng nhất đó mà bức ảnh động hơn, sống hơn và do đó thật hơn. - To Lê Nguyên: LN là tay máy chuyên nghiệp chăng? Vậy thì chỉ có thể kính nhi viễn chi thôi!
Rất nhiều địa phương ở miền núi, vùng cao có địa danh "khe cạn", đơn giản là các khe suối này ...thiếu nước. Riêng khe cạn trong entry này là ở đường 20 Quyết thắng, miền tây Bố Trạch, quê hương vô cùng yêu dấu của HTS. Hình ảnh từng đàn bướm tụ tập ở đây vô cùng ám ảnh Ruchung tôi, như là linh hồn của lớp lớp các cô gái Thanh niên xung phong từng ngã xuống nơi đây trong cuộc kháng chiến chống Mỹ hiện về...
RC ơi! bây giờ mới có đáp án. Tôi thì không hiểu rõ cái khe cạn này ở đâu, nhưng khi nhìn vào tấm hình này M lại thấy có hình ảnh của sự sinh diệt ở đàn bướm ấy. Bây giờ đọc sự ám ảnh ấy của RC thì thấy đó cũng có sự trùng với cảm nhận của M.
Nước khe cạn bướm bay lèn đá Bướm rừng Cúc Phương [Img]http://sotaydulich.com/userfiles/image/2011/08/04/Sotaydulich_Doc_mien_dat_nuoc_Ngu_o_rung_Cuc_Phuong_01.jpg[/Img]
Mới hay lao động nghệ thuật không đơn giản, lại càng không là địa hạt của người thường như Ruchung tôi. Phải đến ba lần đắn đo bạn hiền của Ruchung tôi mới chịu thôi trăn trở với một tứ tuyệt về sâu hoá bướm, về bướm và em...
Một bức ảnh tuyệt vời, gợi nhớ bài thơ Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây của Phạm Tiến Duật:
Trả lờiXóaEm thương anh bên tây mùa đông
Nước khe cạn bướm bay lèn đá
Biết lòng Anh say miền đất lạ
Chắc em lo đường chắn bom thù...
Và vì vậy trong những năm tháng khốc liệt ấy vẫn vang lên những vần thơ:
Đường ra trận mùa này đẹp lắm (PTD)
Hoặc: Có những ngày vui sao / Cả nước lên đường / Xao xuyến hàng tre / từng hồi trống giục...(Chính Hữu)
Hoặc: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước / Mà lòng phơi phới dậy tương lai...(Tố Hữu)
Chỉ có thể là từ câu thơ của PTD, từ hiện thực Trường Sơn đã gợi ý cho Ruchung tôi...
XóaCái tựa đề của bạn có lẽ cũng bắt đầu từ cái tứ thơ của PTD.
Trả lờiXóaNó gợi ta nhớ tới thời đánh Mỹ.
Bức ảnh này chắc hẳn Ruchung chụp vào thời người chiến thắng mời Mỹ qua.
Nó cũng đẹp có thua gì hồi đường ra trận.... hehehe
Đây là một địa điểm tại đường 20 Quyết thắng, nơi Bác Bu đã từng trải. Cách đó khoảng 3km về phía đông bắc là dốc y tá, nơi có ngôi mộ huyền thoại của nữ y tá liệt sỹ thời chống Mỹ. Những chú bướm này thường có mặt ở đây thật nhiều vào mùa sinh sản. Đó là sự phát triển loài thật tự nhiên, song, với những người nhu Bác Bu và Ruchung tôi không thể không liên tưởng đến các anh hùng TNXP một thời, đến Phạm Tiến Duật...
XóaBu tui ở rừng Trường sơn khá nhiều thấy hoa và bướm khá nhiều. Từ khi có cau thơ Phạm Tiến Duật mới chú ý đến bướm trên khe cạn. Đúng là nhà thơ làm cho các góc khuất của thế giới có họ tên...
XóaThường thì hoa thơm bướm mới lượn nhưng ở nơi khe cạn này các "cô" bướm muốn làm duyên và khoe sắc trước ống kính của tay săn ảnh Ruchung, thật tuyệt với quá.
Trả lờiXóaNơi khe cạn này phần đông là các "cậu bướm" đang tụ tập "ăn nhậu" đấy LN nhé. Bướm đực thường đi thành đàn và phô trương thanh thế bằng sự rực rỡ của màu sắc để hấp dẫn bướm cái ngay cả lúc đang ...ăn nhậu! Nhìn thế thôi chứ mỗi cậu có một hoa văn cánh khác nhau đấy, cá tính lắm chứ không đụng hàng đâu!
XóaKhông biết khe cạn có sức hấp dẫn gì mà các cô bướm đẹp thế đậu đến nhỉ? Trước đây em nghe hoài câu hát " nước khe cạn bướm bay lèn đá" và không thể hình dung ra được, bây giờ mới được nhìn tận mắt qua ảnh của bác "chung Ru" :D
Trả lờiXóaBướm dĩ nhiên là phải cần đến mật hoa để sống. Tuy nhiên, ngoài ra chúng còn cần đến một số chất khác có trong các xác chết sinh vật và một số khoáng chất có nhiều ở các mặt đường ẩm ướt, đặc biệt là nơi các khe suối cạn. Đó là những nơi bổ sung những vi chất rất cần thiết cho sự sống của loài bướm, do đó nơi ấy vô cùng hấp dẫn chẳng những các cô bướm mà còn cả các ...cậu bướm nữa đấy!
XóaKhông hiểu sao đã vào xem tấm hình này của RuChung từ khi RC post lên, nhưng vào rồi xem rồi lại thoát ra.
Trả lờiXóaMàu sắc đẹp thật, nhưng không hiểu sao chỉ nhìn thấy sự bị hủy diệt.
Thường thì bướm bay bay, chứ chưa bao giờ thấy bướm xà xuống nơi ẩm thấp ở cái khe Cạn ấy bao giờ.. quanh đó vài xác bướm đã nằm phơi cánh, còn những con khác tụ lại ở đó chẳng qua cũng chỉ là đang la đà.. không hiểu rõ nguyên nhân lắm, nhưng thấy ở đó một sự níu kéo giữa sự sống và cái chết.
Chắc cũng chỉ là một cảm nhận của Bà Già này thôi RC ạ.
Không phải đâu chị ơi đó là hình ảnh động của bướm đang bay nên máy chụp bị bu rê đó chị ạ
XóaChị cũng biết thế, nhưng sao chị thấy sự sinh hoại ở đó Lê Nguyên ạ.
Xóa- To TTM Gốc Mai:
Xóa1. Bướm thường bay, nhưng cũng thường sà đậu xuống đất, xuống khe cạn để kiếm ăn, để bổ sung vi chất cho cơ thể như đã đề cập ở trên.
2.Những "cô bướm" mà TTM cho là đã chết, thực ra là đang sống, thậm chí sống mãnh liệt. Chúng bị nhòe là do máy ảnh Ruchung tôi để ở tốc độ không "nhanh" lắm, nên không "bắt chết" được hình tất cả các cô bướm.
3.Bướm là loài côn trùng cánh vẫy. Tốc độ vẫy cánh của chúng tuy không quá nhanh (bình quân 20 lần/phút)nhưng cũng đủ để cản trở các nỗ lực trung bình của ống kính máy ảnh. Tuy nhiên nhờ sự nhòe mờ không đồng nhất đó mà bức ảnh động hơn, sống hơn và do đó thật hơn.
- To Lê Nguyên: LN là tay máy chuyên nghiệp chăng? Vậy thì chỉ có thể kính nhi viễn chi thôi!
Khe cạn còn là tên một địa danh của Quảng Bình mà tui không nhớ là ở huyện nào, vì có nghe qua ở đâu đó.
Trả lờiXóaRất nhiều địa phương ở miền núi, vùng cao có địa danh "khe cạn", đơn giản là các khe suối này ...thiếu nước. Riêng khe cạn trong entry này là ở đường 20 Quyết thắng, miền tây Bố Trạch, quê hương vô cùng yêu dấu của HTS. Hình ảnh từng đàn bướm tụ tập ở đây vô cùng ám ảnh Ruchung tôi, như là linh hồn của lớp lớp các cô gái Thanh niên xung phong từng ngã xuống nơi đây trong cuộc kháng chiến chống Mỹ hiện về...
XóaRC ơi! bây giờ mới có đáp án. Tôi thì không hiểu rõ cái khe cạn này ở đâu, nhưng khi nhìn vào tấm hình này M lại thấy có hình ảnh của sự sinh diệt ở đàn bướm ấy. Bây giờ đọc sự ám ảnh ấy của RC thì thấy đó cũng có sự trùng với cảm nhận của M.
XóaLinh cảm của TTM thật tuyệt vời.
XóaNước khe cạn bướm bay lèn đá
Trả lờiXóaBướm rừng Cúc Phương
[Img]http://sotaydulich.com/userfiles/image/2011/08/04/Sotaydulich_Doc_mien_dat_nuoc_Ngu_o_rung_Cuc_Phuong_01.jpg[/Img]
[img] http://1.bp.blogspot.com/-Dk5mWEk1AL4/UMrekrVMSfI/AAAAAAAAADY/hZHBfDshQGI/s400/Copy+%25282%2529+of+000021.JPG [/img]
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaTặng bạn hiền bài thơ nhỏ về
BƯỚM VÀ EM
Phạm Bá Chiểu
Mọi sâu bướm sinh ra đều xấu xí
Một ngày kia thoắt hóa bướm tuyệt trần
Đừng e ngại ngoại hình mình nha bé
Một ngày kia ắt thoắt hóa thiên thần
Mới hay lao động nghệ thuật không đơn giản, lại càng không là địa hạt của người thường như Ruchung tôi. Phải đến ba lần đắn đo bạn hiền của Ruchung tôi mới chịu thôi trăn trở với một tứ tuyệt về sâu hoá bướm, về bướm và em...
Xóa