Giao lưu “Tiếng việt của chúng em”
cho học sinh dân tộc thiểu số huyện Lệ Thủy
Đối tượng điều tra thu thập cứ liệu song ngữ chủ yếu của chúng tôi là
1100 đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có 700 người dân tộc Bru-Vân Kiều tại
các xã Kim Thuỷ (huyện Lệ Thuỷ), Trường Sơn (huyện Quảng Ninh), Thượng Trạch (huyện
Bố Trạch), Dân Hoá, Trọng Hoá (huyện Minh Hoá) và 400 người dân tộc Chứt tại
các xã Tân Trạch (huyện Bố Trạch), Thượng Hoá, Hoá Tiến, Hoá Sơn, Dân Hoá,
Trọng Hoá (huyện Minh Hoá), Lâm Hoá (huyện Tuyên Hoá). Toàn bộ vùng điều tra
rải đều khu vực đồng bào dân tộc thiểu số cư trú, đảm bảo kiểm soát hết các tộc
người của hai dân tộc thuộc đối tượng khảo sát: Bru-Vân Kiều và Chứt.
Trong 700 người Bru-Vân Kiều mà chúng tôi điều tra ở 5 xã đại diện cho
khu vực song ngữ Bru-Vân Kiều có 23 người tham gia các công việc có điều kiện
giao tiếp với xã hội, trong đó có 5 sinh viên, 4 cán bộ, hưu trí, 1 cán bộ xã,
2 bộ đội biên phòng, 3 người thợ may, buôn bán và 8 ngưòi khác hiện đang tham
gia các công tác xã hội ở địa phương. Còn lại, trừ những người mất sức lao động
hoặc chưa đến tuổi lao động, tất cả đều làm rẫy hoặc làm các nghề nghiệp cổ
truyền khác.
Trong 400 người Chứt mà chúng tôi điều tra ở 7 xã đại diện cho khu vực
song ngữ Chứt, có 8 người tham gia các công việc có điều kiện giao tiếp với xã
hội, trong đó có 2 trưởng bản 4 cán bộ xã và 2 người khác hiện đang tham gia
các công tác xã hội ở địa phương. Còn lại, trừ những người mất sức lao động
hoặc chưa đến tuổi lao động, tất cả đều làm rẫy hoặc làm các nghề nghiệp cổ
truyền khác.
Ngoài ra, ở cả hai khu vực song ngữ Bru-Vân Kiều và Chứt, chúng tôi còn
mở rộng điều tra khảo sát thông tin từ 40 xã, thôn bản, 20 trường học, điểm
trường, 340 cán bộ cốt cán cơ sở, cộng đồng người dân tộc thiểu số, 100 giáo
viên người Việt trong vùng nghiên cứu để làm cơ sở cho việc nhận xét cứ liệu.
Các cứ liệu song ngữ hai khu vực Bru-Vân Kiều và Chứt được thiết
kế, thu thập và thống kê trên cơ sở các thông
tin chính sau đây:
- Trình độ văn hoá chung.
- Số người biết đọc chữ quốc ngữ.
- Số người biết viết chữ quốc ngữ.
- Số người biết nói tiếng Việt.
- Cách ứng xử tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt của các cá nhân song ngữ trong
các tình huống giao tiếp cụ thể: ở nhà, ngoài xã hội, với người Việt, với người
dân tộc khác trong vùng….
- Cách đặt tên của người bản ngữ.
- Trình độ văn hoá và khả năng sử dụng tiếng phổ thông của cán bộ cơ sở
thôn bản, cộng đồng.
Chuỗi các cứ liệu song ngữ ở hai khu vực Bru-Vân Kiều và Chứt được phân
tích theo độ tuổi (7-14, 15-45, 46-60, trên 60 tuổi), theo gới tính, theo tình
huống giao tiếp…và được tính tỉ lệ % nhằm phục vụ việc so sánh, đánh giá tình
hình song ngữ hai khu vực sau này.
Trong khuôn khổ một bài báo, chúng tôi không thể giới thiệu toàn bộ các
cứ liệu song ngữ sưu tập được ở hai khu vực Bru-Vân Kiều và Chứt. Tuy nhiên, kỳ
tiếp theo, chúng tôi sẽ đề cập đến các cứ liệu song ngữ này ở phần nhận xét các
cứ liệu.
Dưới đây, là một số tên người trong ba cách đặt tên của người bản ngữ được
thống kê để bạn đọc tham khảo:
Việt Việt + Bru-Vân Kiều Bru-Vân Kiều
Hồ Thị Thuỳ Linh Hồ Len Y Bay
Hồ
Long Hồ Thị
Lơng Y Bươi
Hồ
Thị Tuyết Hồ Vách Đinh Mun
Việt Việt
+ Chứt Chứt
Hồ Thị Miên Cao Thị Phành Y
Bay
Cao
Xuân Nguyên Cao Thị Mồ Đinh Riên
Cao Thị Thu Y Nhung Y
Vã
(Còn nữa)
--------------------------------------------
(1). Hoàng Tuệ, Nguyễn Văn Tài, Giang Nam, Hồ Xuân Kiều,
Vương Hữu Lễ - Tài liệu “Sách học tiếng Bru-Vân Kiều”- UBND tỉnh Bình Trị Thiên
xuất bản năm 1986.
(2). Hệ ngữ Nam Á gồm nhiều ngôn ngữ khác nhau, phân bổ khắp
vùng Nam Á. Ở Việt Nam hệ ngữ này có các ngôn ngữ: tiếng Viêt, Mường, Chứt,
Bru-Vân Kiều, Katu Pacôh-Tà ôi, Khơme, Bana v.v....
(3). Hoàng Tuệ,
Nguyễn Văn Tài, Giang Nam, Hồ Xuân Kiều, Vương Hữu Lễ - Tài liệu “Sách học
tiếng Bru-Vân Kiều”- UBND tỉnh Bình Trị Thiên xuất bản năm 1986, Nghiên cứu
ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam- Trần Trí Dõi –NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội – 1999).
(4). Hệ ngữ Nam Á gồm nhiều ngôn
ngữ khác nhau, phân bổ khắp vùng Nam Á. Ở Việt Nam hệ ngữ này có các ngôn ngữ:
tiếng Viêt, Mường, Chứt, Bru-Vân Kiều, Katu Pacôh-Tà ôi, Khơme, Bana v.v....
(5). Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam- Trần
Trí Dõi –NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội – 1999).
1/ Biên soạn một bộ từ điển SONG NGỮ VÙNG DÂN TỘC BRU-VÂN KIỀU VÀ
DÂN TỘC CHỨT
2/ Biên soạn một bộ sách giáo khoa tiểu học về việc dạy SONG NGỮ VÙNG DÂN TỘC BRU-VÂN KIỀU VÀ DÂN TỘC CHỨT
Mạo muội như thế, nhà dân dân tộc học Ruchung coi có được không.
www.facebook.com/minhhp2012
Tiện đây cũng xin nêu một băn khoăn để hỏi Tiên sinh:
- Hình như từ xưa đến nay chưa có một văn bản nào quy định ngôn ngữ của dân tộc Kinh là ngôn ngữ chính thức của tiếng Việt ?
- Việc HỌ của dân tộc Vân Kiều tự dưng bị đổi thành họ HỒ có làm sai lệch đến tính kế thừa về cách đặt tên của người bản ngữ ?