Trang

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

NGƯỜI TA.


11 nhận xét:

  1. Loa loa... Loa loa...Cửa nhà bác Bulu đã mở, bác Bu đã xuất hiện và đến thăm nhà BOBI:
    Hàng tháng qua, nhà bác Bulu bỗng bị khóa trái cửa, bác Bu thì biệt vô âm tín. Sự kiện bất ngờ này gây xôn xao và ngỡ ngàng trong giới blogger. Hàng chục, hàng trăm nhắn tin đi khắp nơi để tìm kiếm, nhiều tình huống giả định được đặt ra và xác minh. BOBI tôi đoán bác Bu đã gác bút, bác Ruchung lại bảo bác Bu đã thắt nòng súng… để xuống tóc đi tu ở chùa Vĩnh Nghiêm; hoặc bác Bu đang đi du lịch tại Châu Âu, Mỹ quốc,.. ; hoặc đang bị bác Bu gái đọc thần trú xiết vòng kim cô do suốt ngày tầm chương trích cú để trả lời ai đó trên blog mà quên ăn quên ngủ, ngọc thể bất an. BOBI tôi cũng ra sức tham gia tìm kiếm, điện thoại hỏi trực tiếp, nhưng không có hồi âm, chỉ thỉnh thoảng nghe tiếng pinh…pinh đâu đó trong vũ trụ…hihi. Rồi một tin bất ngờ được tung trên mạng cho rằng bác Bu đang leo núi. Tất nhiên cảnh leo núi này hoàn toàn khác với cảnh : “…Bồi hồi độc bộ Tây Phong Lĩnh / Dao vọng Nam thiên ức cố nhân…”. Không biết bác Bu leo núi để làm gì? Lạy trời bác Bu đừng đứng trên núi và tạo hình giống như nàng Lệ Quyên để “bảo vệ môi trường”…hihi. Tất cả chỉ là đồn đoán , chỉ có bác Bu mới giải mã được bí ẩn vắng nhà lâu nay…Đành chờ đợi… và dù sao cũng nhiệt liệt chào mừng bác Bu đã xuất hiện trở lại

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo Ruchung tôi, việc đột ngột đóng cửa Blog không thông báo trước của Bác BU là do Bác ý vô tình (hay cố ý thì chưa biết) nhiễm virut “chảnh” từ phần đông giới showbiz Việt hiện nay. Với “thao tác kỹ thuật” này, Bác BU muốn "đo lường kích cỡ " của mình trong thế giới Blog. Và theo kết quả sưu tra mà Bác NA đã công bố thì Blog của Bác BU chẳng những không hề " vô danh" mà còn hữu danh, hữu thực và khá quan trọng giữa thế giới ảo này. Tuy nhiên, đi kèm với kết quả mỹ mãn trên, Bác BU hẳn nhiên đang phải đối mặt với gánh nặng áp lực là phải gia tăng chất lượng các entry tiếp theo để “xứng kỳ đức” thương hiệu BULUKHIN danh bất hư truyền vậy! Việc này đối với Bác BU quả là nhỏ như con thỏ, Ruchung tôi đã biết; Bác NA cứ chờ, sẽ biết!

      Xóa
  2. 1- Ý tứ Ruchung bao giờ cũng dồn nén đến cao độ, kẻ văn dốt võ dát như bu tui nhìn vào "Người ta" cứ ngơ ngẩn không biết phải nói gi. Hay là tác giả muốn nhắc đến câu dân gian nói "Người ta là hoa đất" ? Hoa trắng, hoa đỏ ở cận cảnh, xa hơn là quần thể người. Hoa là người và người cũng là hoa ??
    2- Ở đời có chuyện không biết là gì nhưng lại thích . Thời đi thực tập ở Tây Bắc để làm tốt nghiệp (đại học GTVT) có cô bạn ở Hà Nội gửi quà tết kèm theo bưu ảnh hoa quỳnh lên Lai Châu. Nàng viết sau bưu ảni...Em nghe tin anh đang học thổi khèn Mèo, đã có em Mèo nào xin về xuôi chưa ?? Bu trả lời nàng bằng 140 câu thơ trong đó có đoạn rất sến thế này: "em hỏi tết này anh có vui, có ôm hoa đẹp tặng cho người, chao ôi hoa đẹp thì anh để, tặng chính lòng anh có vậy thôi, cô gái mèo xinh yêu khèn đấy, nhưng nàng đâu tính chuyện về xuôi, người ta là của người ta cả, anh có lòng anh gắn bó rồi". Entry NGƯỜI TA của bạn làm bu nhớ lại một thời bu cũng đã dùng đến cụm từ người ta.
    3- Cảm ơn bác Nano có sự quan tâm đến kẻ lão lai tài tận này. Quả là bu tui một liều ba bảy cũng liều, có leo núi Tương Phùng ở Vũng Tàu để gặp đức chúa Ki Tô. Bu sẽ hầu chuyện bác trong một entry nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NGƯỜI TA ít nhất có hai "cấp độ" bác Bu ạ:
      - NGƯỜI TA (1), trong đó không có MÌNH: " Ta đi yêu NGƯỜI TA yên nhau" (Việt Phương), " NGƯỜI TA là của NGƯỜI TA cả, anh có lòng anh gắn bó rồi" (Bulukhin)...
      - NGƯỜI TA (2), trong đó có MÌNH : "Trăm năm trong cõi NGƯỜI TA" (Nguyễn Du), "NGƯỜI TA hoa đất" (Ngạn ngữ).
      Bức ảnh Ruchung tôi muốn nói đến cấp độ NGƯỜI TA (2) này: NGƯỜI TA, LOÀI NGƯỜI là tinh hoa của trái đất. Xưa nay, nói đến xã hội, nói đến lao động thì phải nói đến con người, vì không có con người thì không có xã hội, không có lao động. Bởi vậy triết học Đông Tây đều bàn về con người rất nhiều với một thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Cũng nói về con người, tục ngữ ta có câu thật súc tích " Người ta là hoa đất” thể hiện sâu sắc quan niệm cả về vũ trụ và nhân sinh, với một tư tưởng nhân văn cao đẹp. Tục ngữ tuy không phải là triết học nhưng về phương diện nào đó nó rất gần gũi với triết học. Tục ngữ được làm ra với mục đích triết lý, luôn luôn cố gắng phát hiện ra bản chất và tính quy luật của các sự vật và hiện tượng tự nhiên, xã hội và đời sống con người. Do đó nhiều người gọi tục ngữ là "'triết lý dân gian", "triết học của nhân dân lao động".
      Những NGƯỜI TA mờ xa phía hậu cảnh kia ơi, đọc câu tục ngữ này ta thấy thêm yêu quý giá trị của con người và cảm thấy càng phải phấn đấu nhiều hơn nữa để khẳng định giá trị của mình, thừa nhận và khuyến khích giá trị của người khác. Theo đó, “người với người sống để yêu nhau”!
      Diễn giải thấu đáo câu tục ngữ này phải cần đến ngôn từ và triết học. Bức ảnh Ruchung tôi không phải là ngôn từ, lại càng không phải là triết học, nên chỉ là một minh họa thô thiển cho câu tục ngữ, nhưng dù sao thì đó cũng là một nỗ lực, mong Bác BU ghi nhận. Đến đây, Ruchung tôi nhớ bài thơ haiku của thiền sư Nhật Bản Soseki làm từ hàng trăm năm trước:
      Bướm ơi!
      Nét bút chẳng phải là hoa
      Chỉ là bóng dáng của chúng mà thôi.
      để rồi nhại ông (mong thiền sư đại xá):
      Bướm ơi!
      Ảnh Ruchung tôi chẳng phải là hoa
      Chỉ là bóng dáng của chúng mà thôi.

      [img] http://blog.yimg.com/1/jPa0ZH17s58W5m38mpjwWXL5i.jWJBxJCnU0UlabA52LpNipxEoYnQ--/14/l/DZGEXVotvQ2CeG5OjCfM2w.jpg [/img]

      Xóa
  3. Thăm nhà anh Ruchung , em nhìn ảnh mãi , đúng là như anh Nano nói, em thật sự không hiểu hết ý tác giả muốn gởi gắm qua ảnh . Nói là " người ta " nhưng ảnh thì ...hoa là chính , còn người ta làm nền .
    Lại được đọc còm của 2 anh Nanbo và Bulukhin , cười tủm tỉm vì sự hài hước duyên quá đi. Các anh có cách nói chuyện thật như đàu, đùa cũng là thật, ...thích ghê luôn.

    Cuối tuần cả nhà cùng vui anh Ruchung nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em Đan Thùy (à quên ) cháu Đan thùy ơi, chú bu nói thiệt về những gì mình viết chỉ có anh chàng NaNo đùa tếu cho nhà học giả Ruchung nhộn nhịp lên thôi.
      Nếu về Vũng Tàu đến nhà chú bu nhận quà tết năm ngọ nhé

      Xóa
    2. TO ĐT: Đúng là ảnh thật khó xem. Chỉ có hoa là rõ. Hoa thật tuyệt đẹp, ai cũng thích vậy. Chính vì thế, theo Các nhà nghiên cứu đã thống kê, Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” đã cho “hoa” xuất hiện tới 133 lần, mà không ít lần trong số đó thường dùng để tỉ dụ người đẹp, sắc đẹp, tình yêu, nghĩa là để chỉ CON NGƯỜI, NGƯỜI TA. Tuy nhiên, với Nguyễn Du, dù đẹp mấy thì hoa cũng không thể sánh với NGƯỜI TA:
      Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
      Đan Thùy là “cây trúc”, nhưng có khi nào ĐT thử tự so sánh mình với hoa để biết mình ở đâu trong bảng xếp hang. NGƯỜI TA LÀ HOA ĐẤT chưa?
      [img] http://blog.yimg.com/1/jPa0ZH17s58W5m38mpjwWXL5i.jWJBxJCnU0UlabA52LpNipxEoYnQ--/56/l/Q_OFO9yqMMLNZJXvyYtK8Q.jpg[/img]

      Xóa
    3. To Bác BU: Ruchung tôi có quà không vậy Bác?

      Xóa
    4. Chú Bu iu dấu : Nhất định cháu mà có đi Vũng Tàu sẽ...Truy nã chú thui. Lúc đó, chú đừng la cháu sao mà dí chú quá nghen. Hì hì

      Chú Chung Ru ơi! cháu thiệt tình là đó giờ chưa bao giờ so sánh mình như bông gì hết. Mà tụi bạn cháu hay nói cháu giống...Bông Vạn Thọ - Là bông mừ người ta chỉ để cúng thôi, chứ hổng ai chưng trong phòng khách hết. Vậy đó chú ơi. Hic hic hic

      Xóa
  4. NGƯỜI TA...
    Người ta dạo phố rất đông
    Cùng hoa khoe sắc trắng hồng vui xuân

    Trả lờiXóa
  5. NGƯỜI TA tinh túy vượt trên cả HOA. Nhưng NGƯỜI TA vẫn cần đến HOA để ... bói, Bác NA ạ.

    BÓI HOA

    [img] http://blog.yimg.com/1/jPa0ZH17s58W5m38mpjwWXL5i.jWJBxJCnU0UlabA52LpNipxEoYnQ--/18/l/D5fjG5b2dr1vsYnxF3yQIA.jpg [/img]

    Trả lờiXóa

Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]