1. Ông Nguyễn Xuân Liên.
Hướng ra
cổng sẵn sàng đón khách đến thăm "làng"
- Năm
1961, vào làm việc ở trường y sĩ Quảng Bình.
- Ông
quê ở Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (Nay là Hà Nội).
- Năm 1970, chuyển ra Bắc làm việc tại Đại học Y khoa miền núi (nay là trường Đại học Y Thái Nguyên)
- Năm 1983, công tác tại Viện châm cứu Trung ương (Hà Nội)
- Năm 2003 nghỉ hưu, bán nhà ở Hà Nội vào miền tây Đồng Hới, Quảng Bình, lập bảo tàng ngoài trời “Làng chiến tranh”. Về sau được định danh pháp lý là Khu du lịch sinh thái - văn hóa Vực Quành.
- Ý tưởng kỳ lạ của ông không được vợ con ông hưởng ứng, nếu không muốn nói là bị phản đối gay gắt. Tuy nhiên, về sau, những người con dần hiểu ông và đầu tư tài chính hỗ trợ ông.
- Nhiều người nói ông đầu tư 1,5 tỉ đồng, nhiều người khác nói 4 tỉ đồng vào “ngôi làng” đặc biệt này. Ruchung tôi thiển nghĩ, trong trường hợp này, chỉ có ông Liên mới biết được sự siêu thoát của đồng tiền, bởi theo Ruchung tôi, ông thậm chí đã đầu tư cả cuộc đời mình vào đây, dẫu ông mới chỉ thực thi dự án vào những năm sau này. Chính cái năm định mệnh 1961 và những năm kháng chiến bi tráng, oai hùng sau đó của nhân dân Quảng Bình và những người thân yêu khác không phải Quảng Bình như ông đã ám ảnh ông vô độ, đã đan dệt vào tâm hồn ông tấm lưới tình cảm, tấm lưới trách nhiệm mềm, nhưng dính kết như tơ nhện, không buông rời ra được.
Những thông tin này, Ruchung tôi tổng hợp từ rất nhiều báo in và báo điện tử, chỉ thêm thắt một chút lời bình, không thể nói là xâm phạm đời tư người khác. Duy chỉ có những bức ảnh dưới đây là của chính Ruchung tôi, song, tiếc thay, nó lại đã quá quen thuộc với mọi người và với chính ông Liên:
Với Cây
nhiệt đới, khí cụ nghe lén của Mỹ
Thăm khuôn viên làng.
2. Sản phẩm.
- Ngày 27-7-2003, nhằm ngày Thương binh - liệt sĩ, ông Liên dựng 2 ngôi nhà đầu tiên của “làng”.
- Những năm sau đó, cho đến nay, ngôi làng dần hình thành trên khoảng hơn10 ha đất rừng đồi ở Vực Quành (Xã Nghĩa Ninh) với một chỉnh thể không gian, bối cảnh, hiện vật và “ không khí” của một thời xưa mà không cũ.
- Ông Liên còn tìm đến các nghĩa trang liệt sỹ Quảng Bình ghi chép, thuê khắc vào bia đá danh tính 4.300 liệt sĩ lưu trữ, thờ phụng ở “làng” và cung cấp thông tin cho thân nhân của họ ở rất nhiều miền đất nước.
- Đến nay, có thể đã có đến cả vạn người khắp các miền đất nước và nước ngoài, với đa dạng thành phần đã đặt chân đến Khu du lịch sinh thái - văn hoá Vực Quành, với các mục tiêu cũng rất đa dạng: về nguồn, khám phá, tĩnh tâm, sáng tạo nghệ thuật (tìm kiếm phim trường...), nhưng tất thảy, không ai bảo ai đều quy về một hướng: nhân văn! Điều đặc biệt là hầu hết các tour này đều đang được miễn phí vớ́i sự đón tiếp, giới thiệu nồng hậu của chủ nhà.
- Nhiều hình ảnh miêu tả sinh động không khí kháng chiến được tái hiện chân thực đầy xúc động ở Khu du lịch sinh thái - văn hoá Vực Quành đã được giới thiệu trên nhiều báo chí, các video clip và các blog. Ruchung tôi thử tìm kiếm những khoảnh khắc yên bình hiếm hoi thường tồn tại rất ngắn ngủi giữa các trận đánh trong cuộc chiến kéo dài hàng chục năm, như những dấu lặng giàu nhạc tính trong bản đại hợp xướng kháng chiến mà Ruchung tôi từng biết. Lạ thay, ở " làng kháng chiến" Vực Quành tái hiện, những khoảnh khắc này vẫn có, đến nao lòng; nhưng Ruchung tôi linh cảm rằng nó thật quá mong manh.
- Phải đến khi ông Nguyễn Xuân Liên được phép lập “làng”, địa danh Vực Quành mới thực sự được kích hoạt, dù mới chỉ là một phần giá trị tinh thần của vùng đất. Bằng chứng, theo nhà báo Trương Quang Nam (Báo Quảng Bình), chỉ cần click vào công cụ tìm kiếm Google trong chưa đầy nửa giây thì đã có khoảng 9.400 thông tin về địa danh Vực Quành gắn với sản phẩm “làng kháng chiến”…Đó là sự bàn luận rộng lớn có thật trên môi trường điện tử, còn trên thực tế, đã có cả vạn người từ chính khách, cựu chiến binh, văn nghệ sỹ, nhà khoa hoc, người lao động, thiếu nhi, người ngoại quốc...đã bỏ tiền bạc, thì giờ, công sức đến Vực Quành với một tâm thế chủ động: về cội nguồn, khám phá, hướng tới nhân văn. - Vậy thì, mỗi chúng ta, những người con Quê hương, theo thân phận của mình, không nên bỏ qua cơ hội này, chung tay bảo vệ và góp phần hoàn thiện ngôi "làng" đã dần hình thành thương hiệu để sử dụng như một địa chỉ đỏ nhằm trao truyền truyền thống, nhằm̉ PR vùng đất, PR quê hương, bắt đầu từ một sản phẩm cụ thể của một con người tâm huyết cụ thể đã khởi xướng. Ruchung tôi tài hèn đức mọn chỉ đóng góp được vào đây một Entry để góp phần kích hoạt sự nhiệt tình tiếp theo của ông Nguyễn Xuân Liên mà thôi, mặc dù chẳng biết ông ấy có cần không.
4. Vỹ thanh.
- Ruchung tôi vinh dự được Blogger Bulukhin sử dụng Entry Ngày xưa không cũ trên blog của Bu. Sau khi xem, một comment cho rằng mô hình Làng kháng chiến Vực Quành được phục dựng gần sát với nguyên gốc, không cách tân như một số nơi khác, rất đáng trân trọng. Blogger này ao ước có một lần được đến với Vực Quành.
- Ruchung tôi đã từng gặp một số khách thập phương với những lứa tuổi khác nhau, những biểu cảm khác nhau, thậm chí trái chiều. Không biết họ có nghĩ giống nhau về ngôi "làng" đặc biệt này không mà lại cùng tìm đến đây, nơi xa xôi hẻo lánh này?
Tĩnh vật
kháng chiến
"NẾU" không có "ÔNG NGUYỄN XUÂN LIÊN... " ? thì sao nhỉ?
Trả lờiXóaCâu hỏi đồng thời là câu trả lời.
XóaNhìn bức ảnh một Bulukhin quen thuộc! té ra tấm hình đó là hình ảnh ghé nơi này của bác Bu.
Trả lờiXóaMà Ruchung ạ! sẽ có một "đại bộ phận" đồng bào ta không HOẶC chưa biết đến địa danh này, chưa biết đến những ác liệt tàn khốc trong chiến tranh ở khu vực này! mà đọc lịch sử thì như cỡi ngựa xem hoa, may mà còn có những người như ông Nguyễn Xuân Liên và những người kế thừa như Ruchung, Bulukhin...
Trừ bác Bu, còn Ruchung tôi là kẻ kế thừa, nhưng chưa được "khả uý" !
XóaSao lại có vài em xinh xinh lọt vô làng kháng chiến xưa thế nhỉ.
Trả lờiXóaDiễn viên điện ảnh đang chuẩn cảnh quay tại phim trường Vực Quành đấy nhá.
Xóa[img]http://blog.yimg.com/1/jPa0ZH17s58W5m38mpjwWXL5i.jWJBxJCnU0UlabA52LpNipxEoYnQ--/85/l/0I8bakK4IbEHvoMj.6k.EQ.jpg[/img]
Bạn ơi! Cuối tháng này TT sẽ cùng các bạn CCB vào QB. Mong bạn bớt chút thời gian tham gia và hướng dẫn cho các đồng đội được đến tham quan Vực Quành nhé!
Trả lờiXóaLàng kháng chiến Vực Quành gần đây đã trở nên hoang phế. Cầu phao vào làng đã bị hư hỏng nặng, gần như không còn tồn tại nữa. Một số du khách lỡ đến đây đã phải vào làng theo cách bất đắc dĩ.
Xóa[img]http://4.bp.blogspot.com/-9ueQY8FPq2s/UZ3B8xGoMTI/AAAAAAAAAso/hnkYjK8_oec/s1600/DSC_0690.JPG [/img]
[img]http://4.bp.blogspot.com/-eK9QvK1l1u0/UZ3CDGQG1jI/AAAAAAAAAsw/eA0D-hJk_7E/s1600/DSC_0836.JPG [/img]
[img]http://4.bp.blogspot.com/-p_-PYIs7F2w/UZ3CMA6dBiI/AAAAAAAAAs4/QpyEQVWKOww/s1600/DSC_0711.JPG [/img]
Gái một con và Nụ cười kháng chiến ?
Trả lờiXóaÝ Bác nói nụ cười này chứ gì. Ngững người trẻ mang đến đây những nụ cười tươi rói là hồng phúc của chúng ta, Bác nhỉ.
Xóa[img] http://blog.yimg.com/1/jPa0ZH17s58W5m38mpjwWXL5i.jWJBxJCnU0UlabA52LpNipxEoYnQ--/73/l/UbIzpdu3I.CxMVE1HY9f7Q.jpg[/img]
Phụng dựng nguyên gốc bằng tranh tre nứa lá nên rất dễ bị mối mọt và mưa nắng phá hoại. Những vỏ bom, thùng phuy bị kẻ gian lấy cắp, nhà bị đốt cháy. Ông Nguyễn Xuân Liên nghe đâu bị bệnh hiểm nghèo đang điều trị ở Hà Nội.
Trả lờiXóaSức người có hạn ông Liên đã hết lòng và hết sức nhưng chắc là không duy trì nỗi làng chiến tranh - một bảo tàng của nỗi nhớ...
Đọc còm của bác Bu mà thấy buồn quá, mong cho Bác Liên sớm vượt qua được căn bệnh hiểm nghèo!
XóaTrước khi post bài này, Ruchung tôi có gọi điện thoại cho ông Liên, nhưng ông ấy không bắt máy bác Bu ạ.
XóaGiá mà kích hoạt được cả những nhà lãnh đạo đồng ý tiếp tục ý tưởng của ông Liên để cho ý tưởng này được hòa mạng và phủ sóng khắp đất nước thì hay quá!
Trả lờiXóaCơ chế thật rắc rối!
XóaKích hoạt lãnh đạo quá dễ: Không kích được bằng tiền thì kích bằng nhiều tiền. hihi
Trả lờiXóaÔi! Bác NANO!
Xóa