Người ta dỗ ngọt tôi vào tình yêu...(Quang Lê)
(Ruchung tôi thích "Người ta dỗ ngọt em vào cõi yêu..." hơn).
(Ruchung tôi thích "Người ta dỗ ngọt em vào cõi yêu..." hơn).
Thiệt
là thú vị, đúng là "tam bách dư niên hậu" thiên hạ cũng cỏn bàn chuyện
Tố Như! Các bạn mà nghe cụ Hường Định (hồng lô tự khanh thời Bảo Đại)
chỉ ra những chỗ sai của Nguyễn Du theo kiểu "chẻ sợi tóc làm tư" thì
còn thú hơn nữa. Ví dụ, cụ bảo : Cõi người ta mà trăm năm là trật, phải
bảo là: Trăm năm đời mỗi người ta mới đúng. HN có may mắn nghe cụ phân
tích chỗ sai khá nhiều câu, vui lắm.
1- Bác Hồng Ngọc nên chăng có một Entry về đề tài bác nói để anh em sang bác hầu chuyện cho vui.
2- Về cái trật của cụ Tố Như thì bu tui nghỉ: Trăm năm trong cõi người chứ không phải cõi người chỉ có 100 năm. Cõi người là cái nơi con người sinh ra phát triển, nhà Phật gọi là cõi ta bà. Trong cái cõi ấy mỗi con người chỉ tồn được 100 năm mà thôi.
3- Về cái câu "Đêm đêm hàn thực ngày ngày nguyên tiêu" mới có vấn đề. Đúng ra phải là đêm đêm nguyên tiêu ngày ngày hàn thực chứ. hihihi
2- Về cái trật của cụ Tố Như thì bu tui nghỉ: Trăm năm trong cõi người chứ không phải cõi người chỉ có 100 năm. Cõi người là cái nơi con người sinh ra phát triển, nhà Phật gọi là cõi ta bà. Trong cái cõi ấy mỗi con người chỉ tồn được 100 năm mà thôi.
3- Về cái câu "Đêm đêm hàn thực ngày ngày nguyên tiêu" mới có vấn đề. Đúng ra phải là đêm đêm nguyên tiêu ngày ngày hàn thực chứ. hihihi
"Trăm
năm trong cõi..." trong trường hợp này không phải con số xác định 100,
mà là sự phiếm chỉ thời gian dùng để chỉ một khoảng thời gian vừa đủ để
chứng thực một nội dung có tính tổng kết nào đó mà "người ta"/người
nghe không thể và không cần hoài nghi:
- Cụ ấy trăm tuổi lâu rồi ( Chỉ một ông cụ đã mất, cho dù cụ có mất vào lúc 120, 100, 80... tuổi thì "người ta" vẫn cứ nói là "trăm tuổi"!)
- Chúc hai bạn bách niên giai lão (Cho dù sau này hai cụ có giai lão cùng nhau chỉ bát niên thì cũng được "người ta" coi là bách niên rồi!)
- Trăm năm trong cõi người ta / Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau ( "người ta" đã tổng kết rồi, phàm ở đời (cõi người ta) tài, mệnh thường tương đố vậy!)
- Cụ ấy trăm tuổi lâu rồi ( Chỉ một ông cụ đã mất, cho dù cụ có mất vào lúc 120, 100, 80... tuổi thì "người ta" vẫn cứ nói là "trăm tuổi"!)
- Chúc hai bạn bách niên giai lão (Cho dù sau này hai cụ có giai lão cùng nhau chỉ bát niên thì cũng được "người ta" coi là bách niên rồi!)
- Trăm năm trong cõi người ta / Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau ( "người ta" đã tổng kết rồi, phàm ở đời (cõi người ta) tài, mệnh thường tương đố vậy!)
Nhất
trí với bạn 100 là con số biểu tượng. Người ta sống đượ 90 năm hoặc 101
năm thì khi nằm xuống cũng được gọi ông bà ấy đã 100 tuổi.
Như bu tui đây con cái hỏi mai kia 100 tuổi ba ưng lên chùa hay về quê... nhưng liệu có được 80 không đây!
Như bu tui đây con cái hỏi mai kia 100 tuổi ba ưng lên chùa hay về quê... nhưng liệu có được 80 không đây!
Ở cõi Ta bà.
Trở lên là câu chuyện "Trăm năm...", Bây giờ Ruchung tôi nói đến "Cõi người ta..." theo cách hiểu của mình.
1. "Cõi người ta.." trong câu thơ của Tố Như, theo Ruchung tôi không phải là Cõi Ta bà như Bác Bu đề cập, mà đó là cõi lòng (người ta). Cõi Ta bà rộng rãi lắm, bao gồm cả vô cơ, hữu cơ, vô tình, hữu tình, tự nhiên, xã hội, loài người và các sinh vật sống khác không phải người... cùng tồn tại, cùng cộng sinh và đào thải lẫn nhau, trên dương thế chật hẹp khổ đau nhiều hơn sung sướng này . Trong sự mênh mông ấy của cõi Ta bà, chỉ có một bộ phận rất nhỏ, rất vi diệu, đó là trí tuệ, tình cảm con người (cõi lòng (người ta)), trải qua thời gian (trăm năm phiếm chỉ) mới nhận thức và diễn đạt cho đồng loại hiểu được TÀI MỆNH TƯƠNG ĐỐ (Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau) mà thôi! Như vậy, vả chăng Cõi lòng (người ta) là tổng hợp những giá trị tinh thần thể hiện ở trí tuệ, tâm hồn, đạo lý, thị hiếu, thẩm mỹ, niềm tin... của con người trong quan hệ với tự nhiên, với xã hội, với người khác và với chính bản thân? Theo đó, "Cõi người ta" là cõi bên trong của con người, của loài người vậy! Tố Như, từ Cõi lòng tài hoa, đồng điệu đầy trắc ẩn của mình đã khái quát cõi lòng (người ta) một tư tưởng ai oán và bất hủ đến mức "tam bách dư niên hậu" hậu thế vẫn còn say sưa bàn luận mà không dám chắc luận điểm của mình đã đủ và đúng:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau.
2. Cõi (chữ Nôm) là không gian thật hoặc ảo bao quát trọn vẹn một khu vực nào đó do con người quy ước, do vậy ta có: Cõi trời, Cõi dương, Cõi âm..., và sau đó còn phái sinh "phân ngành" ra: cõi lòng, cõi người, cõi tình, cõi nhớ, cõi đi về... Khái niệm CÕI (chữ Nôm) dân gian, theo Ruchung tôi là tương đồng với khái niệm QUYỂN (chữ Hán) khoa học. Để tiện kiểm soát, thời hiện đại người ta chia vũ trụ thành nhiều Quyển và mỗi Quyển cũng là một không gian quy ước thực, ảo bao quát một khu vực nào đó: khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển ...Gần đây, trong quá trình phát triển của nhận thức, không ít người đã đề nghị cần phải thừa nhân thêm một Quyển nữa: TÂM QUYỂN (lòng người), bởi đó là một "thực thể" khách quan đặc biệt, là tổng hợp những giá trị tinh thần thể hiện ở trí tuệ, tâm hồn, đạo lý, thị hiếu, thẩm mỹ, niềm tin... của con người, cần phải được xã hội tôn trọng, xem xét một cách khoa học, hệ thống và mỗi người phải thường xuyên tu tập, rèn luyện thì mới hướng được TÂM QUYỂN tới cái Chân, Thiện, Mỹ trong quan hệ với tự nhiên, với xã hội, với người khác và với chính bản thân.
3. CÕI (dân gian) = QUYỂN (khoa học), CÕI NGƯỜI TA = TÂM QUYỂN, xem ra Tố Như đã nhìn thấy TÂM QUYỂN từ thời trung đại, điều mà đến bây giờ con người hiện đại mới đề xuất công nhận như một "thưc thể" khoa học. Chính thế mà Ruchung tôi rất tự hào về câu thơ Tố Như đã hạ cố viết về cửa biển Nhật Lệ (chẳng biết có đúng không, nhưng thấy giống), quê hương của kẻ viết những dòng này và cả của Bu:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa..
Những câu thơ như thế này, từ lòng người đi đến lòng người thật dễ dàng và tự nhiên. Theo đó, chả mấy chốc sẽ lan toả toàn bộ Cõi người ta, toàn bộ Tâm quyển, bởi đơn giản nó được Tố Như viết ra từ Cõi lòng của thi sỹ!
1. "Cõi người ta.." trong câu thơ của Tố Như, theo Ruchung tôi không phải là Cõi Ta bà như Bác Bu đề cập, mà đó là cõi lòng (người ta). Cõi Ta bà rộng rãi lắm, bao gồm cả vô cơ, hữu cơ, vô tình, hữu tình, tự nhiên, xã hội, loài người và các sinh vật sống khác không phải người... cùng tồn tại, cùng cộng sinh và đào thải lẫn nhau, trên dương thế chật hẹp khổ đau nhiều hơn sung sướng này . Trong sự mênh mông ấy của cõi Ta bà, chỉ có một bộ phận rất nhỏ, rất vi diệu, đó là trí tuệ, tình cảm con người (cõi lòng (người ta)), trải qua thời gian (trăm năm phiếm chỉ) mới nhận thức và diễn đạt cho đồng loại hiểu được TÀI MỆNH TƯƠNG ĐỐ (Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau) mà thôi! Như vậy, vả chăng Cõi lòng (người ta) là tổng hợp những giá trị tinh thần thể hiện ở trí tuệ, tâm hồn, đạo lý, thị hiếu, thẩm mỹ, niềm tin... của con người trong quan hệ với tự nhiên, với xã hội, với người khác và với chính bản thân? Theo đó, "Cõi người ta" là cõi bên trong của con người, của loài người vậy! Tố Như, từ Cõi lòng tài hoa, đồng điệu đầy trắc ẩn của mình đã khái quát cõi lòng (người ta) một tư tưởng ai oán và bất hủ đến mức "tam bách dư niên hậu" hậu thế vẫn còn say sưa bàn luận mà không dám chắc luận điểm của mình đã đủ và đúng:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau.
2. Cõi (chữ Nôm) là không gian thật hoặc ảo bao quát trọn vẹn một khu vực nào đó do con người quy ước, do vậy ta có: Cõi trời, Cõi dương, Cõi âm..., và sau đó còn phái sinh "phân ngành" ra: cõi lòng, cõi người, cõi tình, cõi nhớ, cõi đi về... Khái niệm CÕI (chữ Nôm) dân gian, theo Ruchung tôi là tương đồng với khái niệm QUYỂN (chữ Hán) khoa học. Để tiện kiểm soát, thời hiện đại người ta chia vũ trụ thành nhiều Quyển và mỗi Quyển cũng là một không gian quy ước thực, ảo bao quát một khu vực nào đó: khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển ...Gần đây, trong quá trình phát triển của nhận thức, không ít người đã đề nghị cần phải thừa nhân thêm một Quyển nữa: TÂM QUYỂN (lòng người), bởi đó là một "thực thể" khách quan đặc biệt, là tổng hợp những giá trị tinh thần thể hiện ở trí tuệ, tâm hồn, đạo lý, thị hiếu, thẩm mỹ, niềm tin... của con người, cần phải được xã hội tôn trọng, xem xét một cách khoa học, hệ thống và mỗi người phải thường xuyên tu tập, rèn luyện thì mới hướng được TÂM QUYỂN tới cái Chân, Thiện, Mỹ trong quan hệ với tự nhiên, với xã hội, với người khác và với chính bản thân.
3. CÕI (dân gian) = QUYỂN (khoa học), CÕI NGƯỜI TA = TÂM QUYỂN, xem ra Tố Như đã nhìn thấy TÂM QUYỂN từ thời trung đại, điều mà đến bây giờ con người hiện đại mới đề xuất công nhận như một "thưc thể" khoa học. Chính thế mà Ruchung tôi rất tự hào về câu thơ Tố Như đã hạ cố viết về cửa biển Nhật Lệ (chẳng biết có đúng không, nhưng thấy giống), quê hương của kẻ viết những dòng này và cả của Bu:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa..
Những câu thơ như thế này, từ lòng người đi đến lòng người thật dễ dàng và tự nhiên. Theo đó, chả mấy chốc sẽ lan toả toàn bộ Cõi người ta, toàn bộ Tâm quyển, bởi đơn giản nó được Tố Như viết ra từ Cõi lòng của thi sỹ!
Cửa biển Nhật Lệ
Bu tui bám sát hai từ điển để thực hiện còm này:
Trả lờiXóa- Từ điển Truyện Kiêu của Đào Duy Anh
- Từ điển Phật học của Chân Nguyên và Nguyễn Tường Bách (nxb Thuận Hóa 1999)
...............
Từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh giảng chữ cõi : “Chỉ chung phạn vi một miền, một vùng, một khoảng không gian rộng có giới hạn, vd Trăm năm trong cõi người ta”. Như vậy, cõi người ta là một vùng, một khoảng không gian rộng trong đó có con người sinh sống. Giải thích đó không đề cập đến cõi lòng con người mà là con người nói chung với thân xác và tâm hồn của nó. Cõi trong đó con người sống còn gọi là cõi thế, cõi trần, cõi ta bà. Tại sao bu tui xem cõi người ta là cõi ta bà??? Định nghĩa của từ điển Phật họ nói rằng cõi ta bà là: “cõi của con người, chịu nhiều đau khổ nên phải kham nhẫn tu học để đạt chính quả”
Xin phép phúc đáp chung các Bác một Comment.
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaBấm nhầm
XóaBình thường mà. Đó là sự chưa hoàn hảo của blogspot so với Yahoo mà thôi.
XóaNgày xưa bà già có đọc một câu thơ của các nhà Thiền sư Trung quốc như sau:
Trả lờiXóa"Ngày xưa có gã Tâm triều
Tung hoành BA cõi quên CHIỀU sau lưng"
Và thêm câu thơ thiền nữa:
"Giọt sương treo mái Lương đình
Nửa đêm thức giấc hỏi mình TAN chưa."
Người ta bôn ba chỉ một cõi trăm năm thôi đã thấy khổ đời rồi, huống chi là tunh hoành trong ba cõi... Rồi những câu thơ như thế nó cứ nhớ như in trong lòng, thôi thì mỗi sáng thấy mình vẫn chưa TAN ra thì những vần thơ "chiều trông cửa bể chiều hôm.." hay mấy câu thơ Thiền trên cũng làm cho người ta thấy nhẹ lòng, thấy cuộc đời cũng chỉ là nhẹ thênh thang mà đi tiếp... trong CÕI NGƯỜI TA này.
"Tung hoành BA cõi quên CHIỀU sau lưng", như vậy là có những...4 chiều phải không "bà già". Tuy nhiên Ruchung tôi lại nghe những bà già hơn cho rằng không gian này có những...chín chiều cơ đấy:
Xóachiều chiều ra đứng ngõ sau
trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
chiều chiều lại nhớ chiều chiều
trông về quê mẹ chín chiều ruột đau
À, mà người ta được rơi vào trong CÕI NGƯỜI TA này thì người ta chắc sẽ thấy những cái bon chen khác cũng trong CÕI NGƯỜI TA ấy thì cũng sẽ chẳng là cái "đinh" gì nữa nhỉ? Thật là ấm áp biết bao khi thấy ta nằm trong ánh mắt ấy.. hihi
Trả lờiXóa[img]http://1.bp.blogspot.com/-siPzSqtYrJg/US8Rk4-s7hI/AAAAAAAAAmg/4ppC4ulEMlg/s640/Copy+of+DSC_0587.JPG[/img]
Trong ánh mắt ấy Ruchung tôi chỉ thấy có hai ngọn nến màu vàng thôi.
XóaCứ tủm tỉm cười mãi vì câu trả lời này của bác Ruchung!Hay thật đấy.
XóaBác Bu bảo “cõi người ta” là “cõi ta bà”, còn bác Ru bảo đấy là “cõi lòng”. Rắc rối thật. Tố Như viết: “Trăm năm trong cõi người ta”, vậy là có hai khái niệm cần xét:
Trả lờiXóa1. Trăm năm: Đây là khoảng thời gian quy ước. Nhưng tại sao không phải là nhiều hoặc ít hơn (Ví dụ: Tám mươi năm cõi người ta, hoặc Trăm hai năm cõi người ta), mà được làm tròn một trăm năm. Điều này có lẽ phù hợp với cuộc sống thực tế của một đời người. Ngày xưa, kinh tế khó khăn, sống đến 70 tuổi đã là hiếm (nhân sinh thất thập cổ lai hy), dù cá biệt có người sống đến 100 tuổi hoặc hơn chút ít. Được như vậy là phúc lớn, là đại thượng thọ và trong gia đình sẽ là “tứ đại đồng đường”. Cho nên các cụ ta xưa cũng chỉ ước muốn sống đến trăm tuổi. Chúc nhau “bách niên giai lão” là rất hợp lý và phải đạo. Còn ước muốn sống hơn trăm tuổi là thiều thực tế và cũng chẳng sung sướng gì, vi có thể phải chịu đựng sống đời thực vật hoặc bị bệnh tật hành hạ, làm khổ cháu con. Người đứng đầu một triều đại mà thích được nghe tung hô “muôn năm, muôn năm,…” cũng chỉ là hão huyền, duy tâm, tham quyền cố vị, chứ chẳng đẹp tốt gì. Tóm lại, Tố Như giới hạn “trăm năm” là rất biện chứng, và rất đời thường.
2. Cõi người:
- Cõi: Vùng đất rộng lớn có ranh giới rõ rệt: bờ cõi, hoặc khoảng không gian trong đó tồn tại một cái gì: cõi trần, cõi lòng, cõi mộng, cõi âm,… (trừu tượng hoặc cụ thể).
- Cõi người: Trong nhiều dạng cõi như trên, Tố Như chỉ đến nói “cõi người”, nghĩa là cõi rất trần thế, không trừu tượng, mà cõi có thể nhìn thấy, sờ thấy được. Trong cõi này, từng cá thể con người phải chịu tác động chi phối của thiên nhiên, của cộng đồng người để tồn tại và phát triển. Trong cộng đồng người đó, Tố Như lại chỉ nói đến “người tài” mà điển hình là Thúy Kiều để đề cập và chứng minh thuyết “tài mệnh tương đố”. Tóm lại đây không phải là cõi tâm linh của một thuyết tôn giáo nào, nên không phải là “cõi ta bà”. Bởi vì theo Đức Đạt Lai Lạt Ma Cõi Ta-Bà (Samsàra – tiếng Phạn) là cõi của một chu kỳ “Sống, Chết và Tái sinh”. Ta-Bà không phải chỉ có một thế giới ta đang ở, mà nó gồm cả ba nghìn đại thiên thế giới, trong phạm vi hóa độ của Phật Thích Ca Mâu Ni.
- Người tài chịu sự chi phối của “tài mệnh tương đó” nghĩa là chịu tác động của ngoại cảnh là chủ yếu. Người xưa nói: “ngu si hưởng thái bình”, còn người tài hay bị đố kỵ và mệnh cũng bị tác động của sự chi phối đó mà không theo ý muốn chủ quan, nghĩa là không theo nỗi lòng của mình. Vì vậy theo NANO, “cõi người” cũng không phải là “cõi lòng”
(Định viết hơi dài một tý, nhưng bức ảnh cứ làm NANO phân tâm, nên đành thôi vậy)
Xin phép phúc đáp chung các Bác một Comment.
Xóa1- Phần bác NANO luận về cõi người là hợp lý. Tuyện Kiều là truyện đời thường của kiếp người không phải là một tác phẩm chuyên về về đạo Phật, cho dù trong đó có nói đến chùa, đến vải, đến sư…Bu tui liên hệ với đạo Phật và thấy thấy rằng “cõi người ta” của Nguyễn Du và cõi ta bà là một, chỉ khác nhau cách nói chứ không khác nhau về nội dung. Muốn bàn tiếp vấn đề này buộc ta phải bám sát định nghĩa của Phật giáo về khái niệm ta bà là gì.
Trả lờiXóa2- Từ điển Phật giáo của Chân Nguyên và Nguyễn Tường Bách ở trang 360 ghi: Ta bà thế giới tra ở mục Sa bà thế giới trang 353, bu tui chép lại nguyên văn:
“Sa bà thế thế giới: 娑婆世界, Phạn ngữ: Sahalokadhàtu, Tạng ngữ: mi – jied , jig-ren-gyikhams, cũng được gọi là Sa-ha, Ta bà thế giới, cũng được dịch nghĩa là Nhẫn độ (忍 土), Kham nhẫn thế giới (堪忍世界)
Là cõi của con người, chịu nhiều khổ đau, nên phải kham nhẫn mà tu học để đạt chính quả.
Cõi của con người là cõi mà bác NANO đã luận rất hợp lý
3- Từ điển Hán Việt mạng ghi: “Sa-bà thế giới 娑婆世界 dịch âm tiếng Phạn "sahalokadhātu". Trong kinh Phật gọi cõi đời ta ở là cõi sa-bà, nghĩa là cõi đời phải chịu nhiều phiền não. Cũng được dịch nghĩa là kham nhẫn thế giới 堪忍世界.
4- Phật Quang đại từ điển dài mênh mông tựu trung cũng như hai từ điển bu tui đã trích ở trên, thiết nghỉ không cần bỏ thì giờ chép lại
5- Bác NANO có bàn đến cõi người các kiếp sau? Đây là một ý hay.
Đạo Phật nói rằng nếu không tu tập để giải thoát, từ bỏ sinh, lão, bệnh, tử, từ bỏ luân hồi, thì kiếp sau con người vẫn còn đó vô minh, tội ác, và khổ . Ở các kiếp ấy, câu thơ Nguyễn Du “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” vẫn đúng. Tức là câu ấy đúng cho vô lượng kiếp người vô minh.
6- Trong blog này bu tui có bài “đức Phật bị quả báo”. Không rõ là kiếp nào cách nay bao lâu chàng trai (tiền kiếp Thích Ca) đã xô em trai rơi xuống chân núi để giành tài sản bố mẹ để lại. Khi đã thành Phật ngài bị một tảng đá rơi làm què chân! Sau vụ đó ngài còn bị quả bảo 8 lần nữa. Thì ra kiếp trước ngài cũng mê các em chân dài và gây ra bao tệ nạn
Xin phép phúc đáp chung các Bác một Comment.
Xóa"Người ta dỗ ngọt em vào cõi yêu..."
Trả lờiXóa1- Cõi yêu có ngọt có đắng. Không biết em trả lời vào hay chỉ đứng ngoài thôi. Nhưng trả lời thế nào thì em cũng kèm với nụ cườị. Cười mà che miệng vì em răng vẩu, miệng méo, nhưng cũng có thể em là con nhà gia giáo, bố mẹ dạy không nhe răng ở chỗ đông người. Thay vì nhìn thấy miệng cười Ruchung cho ta thấy đôi mắt nàng cười trên khuôn mặt cũng cười, tất cả toát lên sự trẻ trung bừng sáng. Luận về tác phầm này có vô số cách mà không cách nào gọi là chân lý. Vậy có lẽ không nên đặt tựa đề gì cho nó mà gọi là KHÔNG ĐỀ. Nhìn vào em ta hình dung thêm nhiều thứ tuyệt vời.
Thành công bức ảnh này là sự che miệng của cô gái. Nếu không có chi tiết đó thì chẳng qua cũng chỉ là tấm hình một cô gái đẹp mà thôi.
Tặng bác RU:
XóaTay che miệng, má ửng hồng
Bỗng dưng anh thấy cõi lòng như say
Trông vời cửa bể chiều nay,
Thuyền ai thấp thoáng buồm quay vòng tròn,
Còn trời còn nước còn non,
Em còn che miệng anh còn say say.
...
Cõi người cũng lắm chuyện hay
Miệng này thì không phải che, Bác BU và Bác NA nhỉ.
Xóa[img] http://blog.yimg.com/1/jPa0ZH17s58W5m38mpjwWXL5i.jWJBxJCnU0UlabA52LpNipxEoYnQ--/75/l/o.bW_jjKGTUY8msA7U9xWA.jpg [/img]
Cũng tại vì "tôi" thích vào cõi yêu và cũng vì thế mà người ta mới dỗ được "tôi". Thích chết cha còn làm bộ nhỉ.
Trả lờiXóaÔi! HTS đích thị là củ gừng già. Tuy nhiên, càng cay càng bi kịch nhé
Xóa[img] http://blog.yimg.com/1/jPa0ZH17s58W5m38mpjwWXL5i.jWJBxJCnU0UlabA52LpNipxEoYnQ--/37/l/L53785UaVbVkkOafMoIeWQ.jpg [/img]
Theo lời giới thiệu của ông bạn Bulukhin, giới thiệu qua nhà ông bạn Ruchung, để xem "Cõi người ta". Trước lạ sau quen, đã vào cũng xin góp một đôi lời...
Trả lờiXóa"Cõi người ta" ở đây theo tôi hiểu, là Cõi người ta của Truyện Kiều, Nguyễn Du. Cõi người ta mà trong đó ít nhiều, nói về cuộc đời của Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương ông, Kim Trọng, Đạm Tiên, Từ Hải, Tú Bà, Mã Giám Sinh... Một Cõi người ta của một thời, của một đời thường, mà ở đấy những tính cách của các nhân vật, dưới nét bút tài tình của Nguyễn Du, đã khắc họa nên một "trần gian muôn màu". Đó chính là Xã hội của một thời, là Cuộc đời mà chúng ta đang sống...
Vậy thì Cõi người ta rất đơn giản, không nên (và cũng không cần) phải hiểu Cõi người ta bằng những lý giải xa vời... Cõi người ta chỉ đơn giản là Cõi... của con người ta. Ở đây nếu dùng từ nhà Phật như bác Bu thì gọi là Cõi ta bà... Vâng, thật sự là chỉ đơn giản như thế.
Chào Bác Phạm Ngọc Hiệp. Nghe danh Bác đã lâu, thời Bác đang ở bên Multy mà Ruchung tôi ở Yahoo nên không giao lưu được. Nay Bác quá bộ đến tệ xá này, Ruchun tôi rất cảm kích. Về Cõi Ta bà, xin phép phúc đáp chung các Bác một Comment Bác nhé.
XóaSự thật có khi chỉ là đơn giản như thế, em cũng nghĩ như bác Hiệp.
Trả lờiXóaNhìn bức ảnh cô gái chả hiểu sao em lại liên tưởng đến câu thơ:
"Gặp lại nhau vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn, thương thương quá đi thôi!"
Chào TT, mấy hôm trước không rành vào blogspot, thấy rối, mấy bữa nay mày mò đã tạm quen quen, gặp lại bằng hữu như bác Bu, chị M., TT..., mừng quá.
XóaCòn hình này thì TT liên tưởng đến câu thơ nào nhỉ
Xóa[img] http://2.bp.blogspot.com/-PzdRtXyoSuk/UNqtlNN3hAI/AAAAAAAAAKQ/4BYpn7HuK9g/s1600/DSC_1076.JPG [/img]
Hình này thì:
XóaNhìn thấy anh sững người, lẳng lặng
Não ốm rồi, thương thương quá đi thôi !
"Bởi vì theo Đức Đạt Lai Lạt Ma Cõi Ta-Bà (Samsàra – tiếng Phạn) là cõi của một chu kỳ “Sống, Chết và Tái sinh”."
Trả lờiXóaBác Nano BoBi đã trích dẫn bên trên như thế. Theo Từ điển Phật học của Chân Nguyên, Nguyễn Tường Bách - Thích Nhuận Châu (NXB Thời Đại 2010). Samsàra (Sanscrit - Pali), nguyên nghĩa là "lang thang, trôi nổi", có khi được gọi là "Vòng sinh tử, Sinh tử" (có nghĩa là Luân hồi).
Từ điển Phật học Sanscrit, Pali, Anh - Hán-Việt, Việt, Nguyên Hảo, NXB Về Nguồn - Canada (1999), có ghi: SAMSÀRA (S&P): Luân hồi; luân chuyển. English: Cycle Of Existencs. Sự tái sinh không ngừng từ đời này sang đời khác trong sáu cõi (Trời - Người - A Tu La - Súc Sinh - Ngạ Quỷ - Địa Ngục.
Như vậy từ SAMSÀRA có nghĩa là LUÂN HỒI, chứ không phải là "Cõi Ta Bà". Còn CÕI TA BÀ, cũng theo quyển tự điển của Nguyên Hảo bên trên là SAHA LOKA (P&S): Thế giới Ta Bà. Ta Bà có nghĩa là "chịu khổ". English: The World Of Enduring. Đó là Thế giới mà chúng ta đang sống.
Được thấy PNH ở đây là vui rồi
Trả lờiXóaChúng ta thương yêu, duyên nợ với Opera, nhưng bên đó không hiểu sao buồn tẻ quá, thôi ta sang đây và thỉnh thoảng quay về cũng được chớ có sao
Nhất trí cao với bác Bu, hihi!
XóaNM qua ngắm hình và đọc... Chúc anh có thêm nhiều hình ảnh đẹp nữa ạ! (Nhà NM có người ốm nên không về ĐH như đã hẹn được, lại phải khất thôi anh nhé)
Trả lờiXóaRuchung tôi có lời chia sẻ với NM.
XóaTO Các Bác BULUKHIN, NANO, Phạm Ngọc Hiệp và bạn NTT:
Trả lờiXóaNói CÕI NGƯỜI TA = CÕI TA BÀ là tuyệt đúng. Đúng đến mức không cần phải diễn giải, quy nạp, nghĩa là không cần phải... nói. Trong cõi Ta bà có con người (ta), con người, cõi người tồn tại trong cõi Ta bà, vậy ta tam đoạn luận mà nói rằng: CÕI NGƯỜI TA là CÕI TA BÀ, thế thôi. Nhưng "Cõi người ta" trong chỉ với tương quan "tài mệnh ghét nhau" ở câu thơ cụ thể này của Tố như thì theo Ruchung tôi không cần phải "huy động" cả cõi Ta bà làm không gian sống cho "phẩm chất" này, vì rộng rãi quá, và cả vì ở đó (toàn bộ cõi Ta bà) có chỗ "tài mệnh" không thể sống ( chốn muông thú, chốn thảo mộc, chốn hoang dã...). Trong Cõi có Cõi. "Cõi người ta - con người - lòng người" nằm trong cõi Ta bà. Tuy nhiên, "tài mệnh tương đố" là do người ta sinh ra, do đó nó chỉ cần sống trong "cõi người ta - lòng người" là vừa đủ .
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau
Câu này dịch xuôi thì hẳn ai cũng hiểu: phàm là ở con người - lòng người, thì muôn thủa (trăm năm) tài mệnh là tương đố vậy. Theo đó, có lẽ không cần phải viện đến cả cõi Ta bà trong trường hợp này cho lãng phí, cho dù con người - lòng người - tài mệnh đang ở cả trong đó!
Đó là ý Ruchung tôi mà.
GIAO TIẾP Ở CÕI NGƯỜI TA
[img] http://blog.yimg.com/1/jPa0ZH17s58W5m38mpjwWXL5i.jWJBxJCnU0UlabA52LpNipxEoYnQ--/14/l/DZGEXVotvQ2CeG5OjCfM2w.jpg [/img]
Chào bác Ruchung, nghe bác Bu giới thiệu bác là hàng xóm bác Bu ở QB. Tôi đã có dịp ghé ngắm nhà và tủ sách của bác Bu. Cám ơn bác đã trả lời. Đã biết thỉnh thoảng xin phép được ghé thăm, và cũng mời bác ghé thăm nhà.
Trả lờiXóaĐã ghé thăm ngôi nhà mến khách của Bác rồi đấy ạ.
XóaThế là trong CÕI BLOGSPOT này, hình như càng ngày càng hội đủ những bậc cao nhân để mà cùng tri âm tri kỷ với nhau rồi đây!
XóaMộc chỉ đọc và xem hình, xin phép anh không bình luận gì, chúc anh thật vui!
Trả lờiXóaCám ơn Mộc. Chúc Mộc luôn giữ phong độ là linh hồn của các cuộc off vui vẻ.
XóaAnh đi đâu mất tiêu rồi! mà bỏ cái "Cõi người ta" này đã lâu rất lâu hơn trăm năm rồi đó anh Ruchung ơi!
Trả lờiXóaMới đó mà đã Trăm năm trong cõi người ta...rồi à!
XóaLời chào sau rất nhiều ngày mày mò vẫn thấy xa lạ với trang này. Chúc sức khỏe và niềm vui.
Trả lờiXóaChào ĐB. Bây giờ thì ĐB hẳn đã thông thạo với trang Blog này rồi.
XóaBạn chộp được nhiều cô gái đẹp quá! Chúc mừng nhé! Lúc nào ra HN họp thì alo nhé!
Trả lờiXóa"Chộp" à. Dễ hiểu lầm lắm đấy TT nhé. Đã ra HN vài lần, nhưng chưa thể alo.
Trả lờiXóa