Trang

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

ÔNG TRỪNG ÁC, BÀ KHUYẾN THIỆN


11 nhận xét:

  1. Cái cổng này thật độc đáo, mỗi tội là... bé quá, cho nên hai vị ấy không thể đứng chung để... chụp ảnh được. Ha ha ha...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cổng đình, chùa,đền, miếu ... xưa thường thấp, nhỏ để các con nhang, đệ tử, người tín ngưỡng phải cúi đầu, thu người lại mỗi khi đến chốn linh thiêng; khác với bây giờ mọi thứ đều cố "vĩ đại", nghênh ngang để không ít người ứng xử tùy tiện vì không có gì ... chế tài họ cả Hơi Thở Của Vũ Trụ ạ.

      Xóa
  2. Cái ông ngồi kia thiểu nảo như đang mất sổ gạo thì trừng ác làm sao được Ruchung ơi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái ông kia dù "mất sổ gạo" thì blog Ruchung tôi thời điểm này vẫn cần ông ấy để "cầm hơi" bác Bu ạ.

      Xóa
  3. Trả lời
    1. ông bà Trừng ác Khuyến thiện trên kia thực là đẹp đẹp đôi thật, tuy nhiên cũng có lúc ông Trừng ác kia vẫn có những phối hợp thật là sến.

      [img] http://4.bp.blogspot.com/-E1Wa3djFt9M/Ul-bL4dHcHI/AAAAAAAABBc/xXCrjpJqVlo/s640/000007.JPG[/img]

      Xóa
    2. Hình hai anh em thật đẹp và cũng hoa lá cành lắm ! nhưng sao cả hai anh em lại nhăn nhó thế kia, làm bà già muốn cười hê hê quá :-)

      Xóa
  4. Các bậc cửa đền chùa ngày xưa xây cao, để con người phải nâng chân khi muốn bước vào.
    Hôm nào Ruchung giải thích luôn thể nhé!

    Trả lờiXóa
  5. "Các bậc cửa đền chùa ngày xưa xây cao, để con người phải nâng chân khi muốn bước vào", có lẽ là cái Ngạch cửa nhà Việt cổ chăng? Ngạch của cửa lớn là phần kiến trúc gỗ nằm ngang cửa ở ngôi nhà Việt cổ (hoặc nơi cổng vào nhà) . Ai ra vào qua cửa lớn đều đi qua Ngạch. Thời cổ, Ngạch cửa lớn thường cao hơn cửa khoảng 30 – 40 cm, nó có tác dụng làm người ta phải nâng chân, cúi đầu, bước chậm lại, tỏ sự lịch sự, tôn kính gian thờ. Ngạch cửa còn xác định ranh giới giữa bên ngoài và bên trong nhà, đồng thời ngăn cản chống lại gió bụi, một số loại côn trùng ở bên ngoài, bởi vậy mà nó có giá trị rất lớn, nó ngăn trở các nhân tố độc hại từ bên ngoài đồng thời tránh tiết thoát tài khí từ bên trong ra. Bởi thế Ngạch cửa trước đối với nhà ở mà nói là cực kỳ quan trọng. Để “phối hợp” hữu hiệu với ngạch cửa, người xưa còn xây bậc thềm từ sân lên hè trước khi qua ngạch cửa nhà không quá cao cho khách dễ bước, nhưng cũng không quá thấp để khách tùy tiện. Mục đích là để khách phải nhìn xuống tránh vấp ngã mỗi khi bước chân lên thềm. Vì quan niệm thời xưa cho rằng, khi vào nhà, khách phải đi hai bên cửa hông và không được nhìn thẳng vào nhà mà phải nhìn xuống. Quan niệm của người xưa cho rằng, đây là thói quen lịch sự cần thiết khi ghé thăm nhà ai.
    Chùa chiền đình quán Việt thấp nhỏ, gần gũi, có lẽ do mô phỏng và “nâng cấp” từ nhà ở mà ra.

    [img] http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/08/30/09/20120830090016_chuatramgian8.jpg[/img]

    BẬC LÊN XUỐNG CHÙA TRĂM GIAN. (Ảnh tư liệu)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn mình nhé!
      Lâu nay vẫn suy nghĩ về cái bậc cửa, hôm rồi ở đền Trần - Nam Định cũng thế, ở các phủ ở Hà Nội cũng thế và không chỉ ở đền thờ chùa chiền, ngày xưa còn bé, M có người bạn học có ngôi nhà ngói 5 gian xây toàn bằng gỗ, cái bậc cửa cũng cao, ngôi nhà ở Ba Ngòi sát bờ vịnh Cam Ranh, nhà thấp nhưng mát mẻ.. chỉ là cái bậc cửa cao.

      Cho nên, người ta nói thời xưa là phong kiến và lạc hậu, nhưng cái tôn kính thì không thể nói là lạc hậu được..

      Xóa

Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]